đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh & cách điều trị từ gốc rễ?

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ xuất hiện tình trạng đau xương khớp, thậm chí dẫn đến viêm khớp, loãng xương, tình trạng này mang đến rất nhiều đau đớn trong cuộc sống. Tuy nhiên hầu hết các bác sĩ hiện nay chỉ điều trị các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, nhưng điều đó không thực sự giải quyết được nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương khớp. Cùng y viện FORTIO tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau.

I. Giai đoạn tiền mãn kinh có gây nên tình trạng đau nhức xương khớp hay không?

Phụ nữ trung niên khi bước vào giai đoạn từ 35 đến 50 tuổi, cơ thể dần bước vào giai đoạn lão hóa dẫn đến xuất hiện nhiều triệu chứng tiền mãn kinh, bên cạnh các cơn bốc hỏa, mất ngủ, tăng cân mất kiểm soát và tình trạng “nguội lạnh” trong hôn nhân, phụ nữ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau nhức xương khớp kéo dài. Đau nhức xương khớp là cảm giác khó chịu về mặt thể chất, cụ thể là đau nhức, nóng rát ở đầu các xương nơi tiếp xúc với nhau tạo thành khớp, có nhiều mức độ từ nhẹ đến mất khả năng hoạt động. Bên cạnh đó, đây là một trong những triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh phổ biến, chúng làm suy nhược cơ thể và giảm khả năng vận động linh hoạt.

Nội tiết tố nữ Estrogen với nhiệm vụ bảo vệ khớp và giảm sưng viêm, nên khi hàm lượng hormone Estrogen sụt giảm mạnh trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, tình trạng viêm, sưng và đau nhức khớp có thể tăng lên, đồng thời tăng nguy cơ loãng xương, viêm xương khớp. Tình trạng loãng xương xảy ra trong độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, khiến xương giòn và yếu hơn, do sự thay đổi dẫn đến mất cân bằng hàm lượng nội tiết tố nữ, khiến phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp. Vì vậy, tình trạng đau khớp và thời kỳ tiền mãn kinh thường đi đôi với nhau.

đau nhức xương khớp là bệnh gì

Dr. Erik Fleischman (Hoa Kỳ)

Chuyên gia nội tiết chống lão hóa hàng đầu tại Hoa Kỳ với hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các vấn đề về mất cân bằng nội tiết và tiền mãn kinh – Bác sĩ  Erik Fleischman chia sẻ rằng: “Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, các hormone phần lớn bị suy giảm hoặc bị mất cân bằng, gây nên tình trạng suy giảm tất cả các chức năng khác trong cơ thể, bao gồm cả việc duy trì sự chắc khỏe của xương khớp”. 

Các khớp liên quan đến chuyển động mạnh như hông và đầu gối có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khuỷu tay, cổ, vai, bàn tay và các ngón tay cũng có thể bị đau nhức, khiến cho:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng;
  • Gây cản trở trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hằng ngày;
  • Về lâu dài dễ sinh bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…

II. Triệu chứng đau xương khớp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh & cách nhận biết?

Bạn có nhận thấy những triệu chứng điển hình của bệnh đau khớp thời kỳ mãn kinh bao gồm:

  • Đau khớp: được xem như là một trong những triệu chứng phổ biến điển hình, cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy theo tình trạng bệnh. Cơn đau sẽ ngày càng tăng khi hoạt động không đúng tư thế, làm việc quá sức hoặc khi thay đổi thời tiết,…;
  • Viêm khớp, sưng tấy, nóng ran và đỏ khớp: Một trong những triệu chứng khác của bệnh đau xương khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh là tình trạng viêm khớp, dẫn đến sưng, cảm giác nóng rát và đỏ bừng ở các khớp. Tùy vào tình trạng viêm mà ở xuất hiện những mức độ sưng tấy đỏ khác nhau;
  • Đau, căng cứng khớp: Cảm giác khó khăn trong quá trình cử động, đặc biệt vào buổi sáng sau khi cơ thể đã ngừng hoạt động trong một đêm dài, đôi lúc xuất hiện tiếng kêu cót két, lục cục, khi cử động xương khớp;
  • Triệu chứng phổ biến nhất là viêm khớp ở đầu sụn – Viêm xương khớp Osteoarthritis.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác của viêm đau xương khớp có thể kể đến như thiếu máu, chán ăn và tình trạng mệt mỏi kéo dài. Cơn đau sẽ dần tồi tệ hơn khi chúng ta già đi, việc di chuyển trở nên hạn chế, khó khăn và đau đớn hơn. Tình trạng đau nhức xương khớp ở phụ nữ nếu không điều trị đúng nguyên nhân và kịp thời sẽ có nguy cơ gây nên những bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút thậm chí loãng xương,…

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh, các cơn đau xương khớp thường nặng hơn vào buổi sáng do các khớp bị cứng khi không hoạt động vào ban đêm, cơn đau có xu hướng nhẹ dần trong ngày và khi tăng cường vận động. Các khớp thường bị đau nhất trong thời kỳ mãn kinh là khớp cổ, vai, cổ tay và khuỷu tay,… tuy nhiên một số phụ nữ nhận thấy cảm giác đau nhức khắp cơ thể. 

III. 3 nguyên nhân đau nhức xương khớp trong thời kỳ tiền mãn kinh & mãn kinh

1. Suy giảm và mất cân bằng nhóm 5 nội tiết tố quan trọng – nguyên nhân đau nhức xương khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh & mãn kinh

Tất cả các Hormones trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu sụt giảm và mất cân bằng từ độ tuổi 35+, bao gồm các hormone sinh sản nữ và nam: 

1.1. Nội tiết tố nữ Estrogen: đóng vai trò hình thành xương, đưa các khoáng chất vào trong xương để giữ cho xương chắc khỏe. Nếu hormone Estrogen thấp, phụ nữ có nguy cơ suy giảm mật độ xương. 

 Bên cạnh đó, nồng độ nội tiết tố nữ Estrogen sụt giảm được cho là một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp trong thời kỳ mãn kinh. Estrogen chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể. Do đó, khi hàm lượng hormone nữ Estrogen thấp, cơ thể sẽ kém khả năng giữ nước, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa và bôi trơn của các mô khớp, bao gồm sụn, dây chằng và gân. Sự mất cân bằng nồng độ estrogen có thể gây nên tình trạng viêm khớp dạng thấp do tác động lên các chức năng của khớp, đây cũng,là một yếu tố gây đau khớp trong thời kỳ mãn kinh.

Nồng độ nội tiết tố nữ Estrogen sụt giảm gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa trong cơ thể, khiến phụ nữ rất dễ tăng cân mất kiểm soát, gây áp lực trực tiếp lên các khớp và xương. 

1.2. Nội tiết tố nữ Progesterone: giúp cải thiện đáng kể các cơn đau và triệu chứng sưng viêm của xương khớp.

đau nhức xương khớp

1.3. Nội tiết tố nam Testosterone: hỗ trợ duy trì mật độ xương, do đó hàm lượng hormone Testosterone thấp (Low-T) góp phần gây nên tình trạng loãng xương.

thuốc trị đau nhức xương khớp

Lượng hormone Testosterone ở độ tuổi 40 đã giảm còn ít hơn một nửa so với độ tuổi 21.

(Nguồn: Sách The Hormone Solution: STAY YOUNGER LONGER WITH NATURAL HORMONE AND NUTRITION THERAPIES By DR. THIERRY HERTOGHE Foreword by Barry Sears)

1.4. Hormone Tăng trưởng (Growth hormone): giúp hỗ trợ phát triển chiều cao, xây dựng xương và cơ bắp trong cơ thể. Hàm lượng Hormone tăng trưởng cao nhất đo được về đêm sụt giảm theo độ tuổi. 

đau nhức xương khớp dùng thuốc gì

Vào độ tuổi 70-80, khoảng 50% đối tượng hầu như không có lượng hormone tăng trưởng đáng kể, kể cả ngày và đêm.

(Nguồn: Sách The Hormone Solution: STAY YOUNGER LONGER WITH NATURAL HORMONE AND NUTRITION THERAPIES By DR. THIERRY HERTOGHE Foreword by Barry Sears)

1.5. Hormon Tuyến giáp: ảnh hưởng đến tốc độ thay thế của xương. 

đau nhức xương khớp nên ăn gì

Mức độ Hormone T3 Sụt giảm rõ rệt theo độ tuổi.

(Nguồn: Sách The Hormone Solution: STAY YOUNGER LONGER WITH NATURAL HORMONE AND NUTRITION THERAPIES By DR. THIERRY HERTOGHE Foreword by Barry Sears)

2. Có thể thiếu hụt vi chất tiền chất quan trọng cho sức khỏe xương khớp

Những vi chất tiền chất đóng một vai trò quan trọng cho xương khớp, đặc biệt đối với phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể thiếu hụt nhiều vitamin quan trọng như:

  • Vitamin C: được xem như vi chất hỗ trợ chống oxy hóa, giúp tăng cường tổng hợp Collagen (thành phần chính cấu tạo nên sụn) Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Hàm lượng quá thấp Vitamin C ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là xương sống;
  • Vitamin D: Hàm lượng Vitamin D trong cơ thể rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa Phốt-pho (Phosphorus) và Canxi (Calcium), đặc biệt trong sức khỏe xương khớp. Khi Vitamin D kết hợp cùng Canxi giúp ngăn ngừa tình trạng xuất hiện những vết nứt trong xương sống và ngăn ngừa tình trạng rạn xương hông.;
  • Vitamin K: Hỗ trợ tăng cường mật độ, tỷ trọng của xương bằng cách liên kết Canxi trong máu, giúp cơ thể dự trữ Canxi khi cần mà không đào thải ra ngoài;
  • Canxi (Kết hợp với vitamin D) đặc biệt quan trọng vì Canxi củng cố khung xương – có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp giữ cho xương của bạn chắc khỏe, đồng thời giúp bảo vệ và phòng chống tình trạng nứt rạn xương, đặc biệt là xương đốt sống nơi xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội;
  • Magie, kali, đồng và phốt pho rất hữu ích trong trường hợp viêm xương khớp hoặc đau cơ. Khoáng chất magie giúp canxi được hấp thụ vào máu một cách hiệu quả. Khi cơ thể thiếu magie, canxi khó đến được xương, và có thể bị thải ra dưới dạng các tinh thể gây đau bên trong và xung quanh khớp. Một số bác sĩ đã phát hiện ra đồng và phốt pho đặc biệt tốt trong trường hợp bị viêm xương khớp nặng;
  • Silicon (có trong cỏ ngọt cũng như trong các chất vi chất bổ sung) giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương và các cơn đau xương khớp liên quan.

*LƯU Ý: Việc tự ý sử dụng những vi chất tiền chất khi không có sự tư vấn thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa cùng mức độ am hiểu chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, sẽ gây nên nhiều hậu quả rất nghiêm trọng đến nhiều chức năng cơ thể và sức khỏe tổng quan nói chung.

3. Chế độ dinh dưỡng kém và thói quen sinh hoạt sai cách dẫn đến đau xương khớp

3.1. Chế độ dinh dưỡng kém và thiếu khoa học góp phần gây nên đau xương khớp

Chế độ dinh dưỡng góp phần không nhỏ đến sức khỏe xương khớp, đặc biệt ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, cơ thể rất dễ tăng cân mất kiểm soát. Trọng lượng dư thừa gây thêm áp lực trực tiếp lên các khớp chịu lực toàn thân trên, bao gồm đầu gối và hông.

Một chế độ ăn uống khoa học, vừa đủ lượng Protein, Carbohydrate và các chất dinh dưỡng là một nền tảng vững chắc giúp chống lại tình trạng đau nhức xương khớp. Sử dụng thực phẩm có nhiều đường, nhiều muối và thực phẩm chế biến sẵn, cũng như cà phê, đồ uống có ga và sữa,… là những thực phẩm gây nên tình trạng viêm khớp và làm trầm trọng thêm các cơn đau khớp.

Bên cạnh đó, các dưỡng chất cần thiết cho xương, sụn, khớp tuổi trung niên thường bị thiếu trầm trọng trong chế độ ăn thông thường khi lựa chọn món ăn dựa trên sở thích, không phải dinh dưỡng.

Bài viết cùng chủ đề: Top 10 thực phẩm chứa vi chất quan trọng & 4 loại thực phẩm cần tránh cho sức khỏe xương khớp phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

3.2. Cơ thể mất nước tác động tiêu cực đến sụn, khớp & xương

Bạn có biết, đến 80% sụn là nước – một thành phần rất quan trọng giúp mô hoạt động như một tấm đệm bảo vệ giữa xương, giúp giảm sốc và giảm bớt lực ma sát. Nước cũng là một phần tự nhiên của chất hoạt dịch, một chất lỏng giống như gel bôi trơn, giúp sụn khớp vận động mà không tạo ra ma sát. Nước cũng cần thiết để giúp hỗ trợ sự linh hoạt và đàn hồi của dây chằng và gân. Dây chằng kết nối các xương với nhau và hỗ trợ sự ổn định của khớp, gân kết nối cơ với xương. Khi dây chằng và gân mất đi tính đàn hồi, độ linh hoạt khi di chuyển khớp và xương có khả năng bị suy giảm. Do đó, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể, tính linh hoạt và khả năng bôi trơn của các mô khớp đều bị ảnh hưởng, có thể gây ra đau nhức và cứng khớp.

Bên cạnh đó, tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều về đêm khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng góp phần dẫn đến mất nước cho cơ thể vào thời điểm này, gân nên tình trạng cứng và đau nhức nhiều hơn vào buổi sáng hôm sau. 

Uống quá ít nước khiến thận khó đào thải axit uric dư thừa, có thể gây tích tụ các tinh thể nhỏ, sắc nhọn bên trong và xung quanh khớp, dẫn đến tình trạng sưng viêm và đau, nguy cơ dẫn đến bệnh gút, một loại viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp ở đầu các chi , như đầu ngón chân và ngón tay.

đau nhức xương khớp ở người trẻ

3.3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh làm tồi tề hơn tình trạng đau xương khớp

Đau xương – khớp do thói quen sinh hoạt vận động thường ngày, gây áp lực cho cột sống và gây đau nhức xương khớp toàn thân:

  • Lười vận động: khiến xương khớp không linh hoạt, dễ đau nhức;
  • Tập thể dục sai cách: khiến bị đau, cứng, căng cơ, ảnh hưởng lâu dài đến khớp;
  • Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ trằn trọc không ngon giấc, hay thức giấc trong đêm khiến cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi vào ngày hôm sau;
  • Nằm ngủ không đúng tư thế, gối quá cao gây đau mỏi vai gáy, nằm nghiêng hoặc nằm thẳng không đúng cách;
  • Ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, dây chằng, và cột sống;
  • Mang giày có gót quá cao sẽ gây áp lực trực tiếp lên phần sụn của khớp chân, khớp gối.

IV. Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh & mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như làm nặng hơn các triệu chứng đã có. Nguyên nhân chính đến từ sự suy giảm và mất cân bằng các loại nội tiết tố quan trọng trong giai đoạn này, bao gồm: 

  • Nhóm nội tiết tố chính ở nữ giới Estrogen và Progesterone;
  • Hormone tuyến giáp;
  • Hormone Cortisol.

1. Nhóm nội tiết tố nữ – Hormone Estrogen và Hormone Progesterone

Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) xảy ra ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh khi nhóm hormones nữ quan trọng suy giảm:

  • Nội tiết tố nữ Estrogen: dùng để ngăn ngừa và giảm đau, điều  trị hỗ trợ viêm khớp dạng thấp. 
  • Nội tiết tố nữ Progesterone: rất hữu ích trong việc hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng viêm khớp.

2. Hormone tuyến giáp

Hormone tuyến giáp  giúp chống lại các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.  Hormone tuyến giáp khi ở mức độ thấp (suy giáp), thường dẫn đến sự đau đớn khi chuyển động các khớp và triệu chứng tê cứng khớp vào buổi sáng.

3. Hormone Cortisol – Hormone Căng thẳng

Tình trạng căng thẳng góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khớp. Khi trải qua căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone Cortisol. Hormone căng thẳng này như một tác nhân gây viêm khi căng thẳng lâu ngày, do đó, mức độ căng thẳng cao ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh sẽ khiến cơn đau khớp tồi tệ hơn. Đồng thời, căng thẳng cũng khiến cơ bắp căng cứng và các khớp phải làm việc nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, hormone Cortisol hỗ trợ ngăn chặn việc sản xuất hoặc giải phóng các chất gây viêm khớp, giúp ngăn ngừa xơ cứng các mô sợi thay thế sụn, nguyên nhân làm cản trở sự di chuyển của khớp.

V. Phương pháp điều trị cơ bản sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp ở phụ nữ tiền mãn kinh

1. 3 phương pháp điều trị triệu chứng đau xương khớp cơ bản

  • Thuốc chống viêm trị đau nhức xương khớp (NSAIDs) được xem là phương pháp điều trị đau xương khớp cơ bản nhất;
  • Tiêm steroid trực tiếp vào vị trí đau nhức, giúp giảm đau nhanh chóng;
  • Vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp làm giãn phần cơ bị căng cứng, điều chỉnh khớp, giúp kích thích những đốt sống cổ đã bị tổn thương bằng cách tạo ra chất steroid, thúc đẩy sản xuất endorphin, một “morphin nội sinh” giúp hỗ trợ giảm căng thẳng và giảm đau hiệu quả. 

trị đau nhức xương khớp

Ưu điểm của phương pháp cơ bản này giúp giảm đau hoặc phòng ngừa các cơn đau một cách nhanh chóng và rõ rệt. 

Tuy nhiên, phương pháp trên có nhược điểm là không đem lại hiệu quả lâu dài và nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, phương pháp này không thể điều trị trực tiếp nguyên nhân gốc rễ gây đau xương khớp cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, mà chỉ giúp giảm đau nhanh chóng tạm thời.

2. Sử dụng các loại thuốc trị đau nhức xương khớp có thật sự là giải pháp tốt nhất hiện nay hay không?

Ưu điểm:

  • Paracetamol, Efferalgan: giảm cơn đau nhức xương khớp từ nhẹ tới trung bình, hiệu quả nhanh;
  • Corticoid: Giảm đau nhức nhanh chóng;
  • NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen): giảm đau nhanh, kháng viêm chuyên dùng cho các bệnh lý về xương khớp.

Nhược điểm: 

Tất cả loại thuốc trị đau nhức xương khớp đều không điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng sưng đau nhức xương khớp:

  • Paracetamol và Efferalgan: hoàn toàn không có tác dụng kháng viêm, có nguy cơ làm tăng men gan và khả năng cao gây ngộ độc và tổn thương gan thận;
  • Corticoid: Sử dụng thuốc nhiều trong một khoảng thời gian dài có thể gây tích nước, loãng xương, tăng huyết áp, có thể gây tình trạng huyết khối làm tăng nghẽn mạch máu; Sử dụng thuốc lâu có thể gây tình trạng viêm loét dạ dày; Làm giảm sức đề kháng của cơ thể có thể dẫn tới nhiễm trùng. Nếu dùng tiêm Steroid: chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, bác sĩ chỉ định tiêm tối đa 3 mũi trong cùng một vị trí đau, khoảng cách từ 3 – 6 tháng giữa các mũi tiêm;
  • NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen): Thuốc có thể gây tình trạng viêm loét dạ dày, một số trường hợp sẽ gây tình trạng nôn mửa, gây thủng và xuất huyết đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tính mạng nếu sử dụng trong thời gian dài.

3. 03 lưu ý nên đọc trước khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp trên thị trường

  • Sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp chỉ điều trị triệu chứng một cách nhanh chóng nhất thời, hoàn toàn không giải quyết triệt để nguyên nhân đau xương khớp;
  • Cần cân nhắc và hết sức cẩn thận trong việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Đặc biệt những người mắc bệnh gan và có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận, tim mạch, dị ứng không nên sử dụng. Người nghiện rượu hoàn toàn không được phép sử dụng những loại thuốc này;
  • Không nên tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc Tây trên thị trường về sử dụng khi không có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ, vì khi sử dụng thuốc không đúng liều lượng có nguy cơ gây ra rất nhiều những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. 

VI. Phương pháp điều trị, cách làm giảm đau xương khớp ở độ tuổi trung niên tập trung vào nguyên nhân

1. Vật lý trị liệu – Nắn chỉnh cơ giúp đau xương khớp do lối sống lười vận động & tư thế sai cách

Với nguyên nhân gây đau xương khớp là do lối sống sinh hoạt và thói quen vận động tập thể dục sai cách, phụ nữ tuổi trung niên cần thay đổi lối sống hằng ngày và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống. Với phương pháp vật lý trị liệu, bằng cách kết hợp giữa các thiết bị trị liệu sử dụng dòng xung điện và các bài tập giãn cơ, bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ thăm khám và dùng lực từ tay tác động lên hệ thần kinh cột sống, nhằm điều chỉnh và thay đổi cột sống cũng như các khớp trong cơ thể. 

Phương pháp này giúp hỗ trợ: 

  • Giảm áp lực đè nặng lên cột sống, khớp và các cơ, giúp giảm đau nhanh;
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp;
  • Cơ thể hoạt động thoải mái và linh hoạt trong các tư thế sinh hoạt thường ngày.

2. Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh bằng PRP – Huyết tương giàu tiểu cầu từ máu tự thân tại y viện Fortio

đau nhức xương khớp ở người già

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): là thành phẩm thu được từ chính máu tự thân của khách hàng, với hàm lượng tiểu cầu rất cao và các yếu tố phân tử sinh học đều cao hơn nhiều lần bằng quá trình quay ly tâm.

Tiểu cầu khi bị vỡ sẽ giải phóng ra nhiều yếu tố tăng trưởng (Growth Factors), có tác dụng:

  • Kích thích khả năng phục hồi nhanh tại chỗ của mô tế bào;
  • Kích thích tăng sinh sụn;
  • Tái cấu trúc xương, giảm hủy xương;
  • Chống phản ứng viêm;
  • Kích thích phân bào tạo mạch máu.

Do đó có tác dụng giảm đau rõ rệt, hiệu quả lâu dài, chống hủy sụn, hủy xương ở khớp bị thoái hóa.

  • Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu từ máu tự thân PRP có độ an toàn và tính hiệu quả cao: 
  • Kích thích tái tạo, phục hồi các mô tế bào bị tổn thương (gân, sụn, cơ, …);
  • Cải thiện khả năng vận động của cơ – xương và khớp;
  • Do lấy máu tự thân của chính khách hàng, quay ly tâm trong môi trường tiệt trùng nghiêm ngặt, sau đó bác sĩ tiêm tại chỗ vào khớp của khách hàng nên tính an toàn rất cao. Không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, không dị ứng cũng như không có nguy cơ không tương thích nhóm máu;
  • Quá trình điều trị nhẹ nhàng, nhanh chóng, thời gian hồi phục ngắn.

Tùy vào tình trạng và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu theo liệu trình từ 3 – 6 lần, cách nhau 3 – 4 tuần mỗi lần.

3. Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh bằng tiêm HA – Acid Hyaluronic trực tiếp vào khớp tại y viện Fortio

Axit Hyaluronic (HA) là gì?: Axit hyaluronic (HA) là một chất tự nhiên được tìm thấy trong chất lỏng bao quanh khớp gối, được gọi là chất lỏng hoạt dịch, hoạt động như một lớp đệm, giúp bôi trơn và bảo vệ khớp gối. 

Các cơn đau xương khớp, thậm chí bệnh Thoái hóa khớp (Osteoarthritis) xuất hiện khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là do chất lỏng hoạt dịch trở nên mỏng và ít hơn, khiến các đầu xương nghiến vào nhau và gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khớp gối.

Axit Hyaluronic (HA) hoạt động như thế nào khi tiêm khớp gối? 

Bác sĩ sẽ tiêm HA trực tiếp vào khớp gối, phương pháp này đã được chứng minh giúp phục hồi đặc tính đàn hồi của khớp, giảm độ căng cứng của khớp, làm dịu cơn đau từ nhẹ đến trung bình do viêm xương khớp, thoái hóa khớp. Tiêm HA giúp tăng cường tổng hợp chondrocyte của HA nội sinh có sẵn trong khớp và proteoglycan, hỗ trợ ngăn ngừa sự thoái hóa của sụn và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. 

Tiêm Axit Hyaluronic (HA) điều trị đau xương khớp an toàn, hiệu quả cao:

  • Phương pháp này là một lựa chọn điều trị chứng đau khớp ở phụ nữ tuổi trung niên nhanh chóng, an toàn, FDA chỉ chấp thuận phương pháp điều trị này cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, cũng có thể sử dụng nó ở các khớp khác;
  • Không giống như sử dụng thuốc, bổ sung HA dưới dạng tiêm trực tiếp vào khớp giúp điều trị chính xác nguồn gốc của cơn đau, giúp bổ sung HA một cách tự nhiên và phục hồi khả năng lót đệm, bôi trơn và bảo vệ của dịch khớp;
  • Hiệu quả giảm đau có thể lên đến vài tháng;
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau xương khớp thường không thích hợp với một số phụ nữ mắc bệnh đường tiêu hóa và tim mạch. Thay vào đó, điều trị bằng phương pháp tiêm HA được đánh giá có khả năng dung nạp tốt và tỷ lệ tác dụng phụ rất thấp.

VII. Điều trị đau nhức xương khớp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh bằng giải pháp khoa học trên nền tảng từ hiệp hội chống lão hóa Hoa Kỳ (AAMG)

Với nguyên nhân gây đau xương khớp do thiếu hụt vi chất cần thiết cho xương khớp; và rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố hormone trong cơ thể, phụ nữ độ tuổi trung niên hoàn toàn có thể tìm đến y viện FORTIO để có những lời khuyên nhằm giải quyết hiệu quả nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và các vấn đề về sức khỏe. Đến với FORTIO, các bác sĩ là những chuyên gia nội tiết nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị đau xương khớp kéo dài sẽ trực tiếp thăm khám nhằm tư vấn phác đồ điều trị tối ưu nhất. Giải pháp điều trị chính nguyên nhân gây đau xương khớp OSSO bằng việc cân bằng hàm lượng hormone thiếu hụt trong cơ thể.

GIẢI PHÁP OSSO – CÂN BẰNG HORMONES SINH HỌC BHRT 

ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP Ở PHỤ NỮ TUỔI TIỀN MÃN KINH:

Nội tiết tố nữ Estrogen: Liệu pháp cân bằng Hormone Estrogen có khả năng hỗ trợ làm giảm đáng kể các cơn đau nhức và viêm thấp khớp ở phụ nữ.  Bên cạnh đó, hormones DHEA và Testosterone thậm chí còn giúp cải thiện tốt hơn trong đau xương khớp.

Nội tiết tố nữ Progesterone: là một hormone rất hữu ích, hỗ trợ xây dựng khớp khỏe mạnh. Mặc dù trong điều trị đau xương khớp, Progesterone thường bị bỏ qua và xem nhẹ. Tiêm progesterone tự nhiên vào khớp bị sưng giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm. Hiệu quả có thể kéo dài lên đến 2 tháng. 

Nội tiết tố nam Testosterone: giúp tái tạo lại các bộ phận khác nhau của khớp, làm cho xương, cơ, gân, màng và sụn khỏe mạnh hơn. Không có đủ lượng hormone Testosterone, các tế bào sụn và màng khỏe mạnh sẽ dần dần biến mất và trở nên mỏng manh hơn. Bổ sung hormone Testosterone giúp cơ thể kháng viêm và có thể làm giảm sự đau nhức xảy ra do viêm khớp. 

Hormone Tuyến Giáp: Làm dịu cơn đau khớp. Gia tăng tốc độ lưu thông máu. Cung cấp máu cho các mô và các khớp trong cơ thể bằng các hỗ trợ tim đập nhanh hơn. Vì khi già đi, tuyến giáp sẽ suy yếu dần, và các khớp sẽ nhận được ít lượng máu tươi mới hơn.

Quy trình điều trị dựa trên quy chuẩn từ hiệp hội chống lão hóa hoa kỳ tại y viện FORTIO bao gồm 5 bước:

BƯỚC 1:

  • Bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm tại y viện sẽ trực tiếp tư vấn tìm hiểu nhu cầu và tham khảo các triệu chứng liên quan đến vấn đề đau nhức xương khớp do mất cân bằng nội tiết tố giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh trong cơ thể;
  • Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng, đồng thời kê gói điều trị và xét nghiệm máu.

BƯỚC 2: 

Tiến hành xét nghiệm công thức máu nhằm xác định:

  • Hàm lượng hormone chính xác trong cơ thể;
  • Những vi chất khoáng chất và các chỉ số sức khỏe cơ bản;
  • Các chỉ số ung thư quan trọng (nếu cần).

BƯỚC 3: 

  • Bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại y viện đọc kết xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của khách hàng.

BƯỚC 4:

  • Bác sĩ đưa ra phác đồ và chương trình điều trị bằng phương pháp cân bằng hormone sinh học BHRT tối ưu nhất hiện nay.
  • Bác sĩ kê toa hormone cần thiết hoặc vi chất, tiền chất, giúp cải thiện sức khỏe và thúc đẩy cơ thể tự sản sinh hormone một cách tự nhiên.

BƯỚC 5:

  • Y tá thường xuyên  theo dõi quá trình điều trị, uống thuốc và các tác dụng phụ (nếu có) của khách hàng bằng cách nhắn tin, kết hợp gọi điện thoại. Khi khách hàng có bất kỳ câu hỏi hay tình trạng sức khỏe, Y tá sẽ báo cáo ngay và Bác sĩ tại y viện sẽ trực tiếp trả lời chính thức với khách hàng.

Nếu không thăm khám thường xuyên với Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ không thể giải quyết hiệu quả nguyên nhân và tình trạng bệnh đau xương khớp.

VIII. Giải pháp cân bằng hormone sinh học – BHRT (Bioidentical Hormone Replacement Therapy) điều trị nguyên nhân đau xương khớp cho phụ nữ tiền mãn kinh & mãn kinh

Liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học (Bioidentical hormone replacement therapy – BHRT) hay còn được gọi là trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết. Phương pháp này được biết đến là một trong những giải pháp an toàn và “tự nhiên” nhất đối với các vấn đề về nội tiết tố, đặc biệt là vấn đề đau nhức xương – khớp ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

Giải pháp dựa trên nền tảng khoa học của Hiệp hội Chống lão hoá Mỹ (Age Management Medicine Group – AMMG). Giải pháp BHRT giúp điều trị chính nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương khớp bằng cách bổ sung hormone thiếu hụt, dựa trên kết quả xét nghiệm máu từng cá nhân theo tiêu chuẩn AMMG. 

Giải pháp điều trị kết hợp bổ sung vi chất, tiền chất hormone hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hormone quan trọng một cách tự nhiên của cơ thể. Từ đó, mang hiệu quả về lâu về dài cho cơ thể.

Y viện FORTIO là THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC của hiệp hội Age Management Medicine Group (AMMG)

đau nhức xương khớp ở người trẻ

 

GIẢI PHÁP KHOA HỌC ĐẾN TỪ HOA KỲ DỰA TRÊN NỀN TẢNG AMMG

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tiết chống lão hóa đồng thời là Giám đốc Y khoa tại y viện FORTIO, Bác sĩ Erik Fleischman đến từ Mỹ, từng là cố vấn lâm sàng HIV cao cấp cho Quỹ Clinton, là chuyên gia đầu ngành chuyên nghiên cứu và điều trị các căn bệnh truyền nhiễm. Bác sĩ Erik sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị cho nhiều bệnh nhân trên khắp các Châu lục gặp phải các căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm bao gồm HIV, Ebola, SARS, MERS. 

đau nhức xương khớp nên ăn gì

Dr. Erik Fleischman (Hoa Kỳ)

Chuyên gia Nội tiết Chống lão hoá cho các ngôi sao Hollywood.

Bác sĩ Erik Fleischman, chuyên gia chống lão hóa Hoa Kỳ với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, đã chia sẻ rằng: “Phụ nữ cần chăm sóc và quan tâm đến các hormone trong cơ thể, đặc biệt là khi đến tuổi mãn kinh, khi tất cả các hormone cùng suy giảm mạnh. Việc bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi chất tiền chất và các hormone thích hợp là cách duy nhất để điều trị tận gốc nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp, loại bỏ các cơn đau và sự khó chịu. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ và tận tụy, bằng việc chăm sóc cơ thể sớm và ngăn ngừa sự thoái hóa xương khớp, phụ nữ ở độ tuổi 50 hoàn toàn có thể tận hưởng một cuộc sống chất lượng mà họ xứng đáng được hưởng”

LỜI KẾT: 

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ kéo theo rất nhiều triệu chứng, trong đó có đau xương khớp. Sau độ tuổi 35 các cơn đau xuất hiện ngày càng nghiêm trọng, phụ nữ nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa xương khớp và chuyên khoa nội tiết, nhằm kiểm tra các triệu chứng và điều trị đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp này.

Liên lạc HOTLINE 0938.939.981 để được tư vấn ngay hôm nay!

FORTIO AMERICAN ANTI-AGING MEDICAL CENTER (AAMC) – (Địa chỉ: TẦNG 3, TOÀ NHÀ BITEXCO, SỐ 2 HẢI TRIỀU, TP HCM)

Website truy cậpFortioaamc.com

Instagram: Instagram.com/fortio

Youtube: Youtube.com/channel/fortio

#Canbanghormonesinhhoc #FORTIOAmericanAntiagingMedicalCenter #FortioAAMC

Nhóm thực hiện

Dr. Erik Fleischman - Mỹ - Giám đốc Y khoa tại Y viện chống lão hóa FORTIO

Dr. Trần Huyền Trâm - Bác sĩ chuyên khoa nội tiết được đào tạo tại BV Đại học Y Dược, BV Chợ Rẫy,...

Nguồn: Fortio American Anti-Aging Medical Center/ Ảnh: shutterstock