cao huyết áp

Cao huyết áp trong giai đoạn tiền mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh trong khoảng độ tuổi từ 35 đến 50+, cơ thể sẽ dần bước vào giai đoạn lão hóa nhanh chóng, cụ thể, phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, vấn đề nội tiết tố và cả thay đổi về tình trạng huyết áp, thậm chí ngày càng trở nên tồi tệ hơn. 

Đặc biệt với phụ nữ đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, những thay đổi về nội tiết tố – hormone quan trọng trong thời kỳ này khiến cơ thể dễ dàng tăng cân mất kiểm soát, làm huyết áp nhạy cảm hơn mức bình thường, cụ thể là nhạy cảm với hàm lượng muối có trong thức ăn, dẫn đến bệnh lý cao huyết áp và nhiều bệnh lý về tim mạch khác, thậm chí dẫn đến đột quỵ, nguy cơ tử vong cao.

Sự thay đổi huyết áp xảy đến vì nhiều lý do, nhưng điều này hoàn toàn có thể kiểm soát, thậm chí có thể ngăn ngừa được thông qua việc duy trì cân nặng hợp lý, một chế độ dinh dưỡng phù hợp, và cân bằng được hàm lượng nội tiết tố bị thiếu hụt trong cơ thể.

Cùng y viện Fortio tìm hiểu rõ hơn về cao huyết áp trong giai đoạn tiền mãn kinh khi hàm lượng nội tiết tố quan trọng trong cơ thể suy giảm qua bài viết sau đây. 

I. Tổng quan về bệnh lý huyết áp cao

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực đẩy của máu tác động lên thành của động mạch, nhằm đưa máu từ tim đi khắp cơ thể, giúp nuôi dưỡng các mô. Đây được xem là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp ở cơ tim, kết hợp cùng sức cản của thành động mạch.

Huyết áp là gì?

2. Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, hay còn gọi là huyết áp tăng cao, tăng huyết áp, là một tình trạng bệnh lý mãn tính tác động lên thành động mạch. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực hơn cho trái tim, khiến tăng gánh nặng co bóp nơi cơ tim. 

Tình trạng cao huyết áp lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và biến chứng tim mạch nghiêm trọng như:

  • Tai biến mạch máu não;
  • Suy tim;
  • Bệnh tim mạch vành;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Chứng phình động mạch.

3. Huyết áp bao nhiêu được xem là cao?

Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mm Hg). 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO mức huyết áp ổn định ở người trưởng thành khi:

  • Huyết áp tâm thu (được xem là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp) dao động từ 90 mmHg đến 140 mmHg;
  • Huyết áp tâm trương (được xem là áp lực của máu lên động mạch khi tim nghỉ ngơi – tim giãn ra) dao động từ 60 mmHg đến 90 mmHg.

Theo Hiệp hội Tim mạch học Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên, thì được xem là tình trạng cao huyết áp.

4. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết cao huyết áp thường gặp?

Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh. 

Tuy nhiên, phần lớn cá nhân có bệnh cao huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng.

Đa phần các triệu chứng xuất hiện khá mờ nhạt, một số ít triệu chứng thoáng qua như:

  • Đau nhức đầu; 
  • Buồn nôn;
  • Khó thở;
  • Chảy máu cam;
  • Xuất huyết kết mạc hoặc xuất hiện vết máu trong mắt;
  • Tê hoặc ngứa ran tay chân;
  • Choáng váng, chóng mặt;
  • Đau tim;…

Tuy nhiên, những triệu chứng xuất hiện không rõ ràng, và cá nhân người bệnh hầu như không nhận biết được cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng, nguy cơ cao xảy ra các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện (như đột quỵ ngưng tim đột ngột), thậm chí tước đi tính mạng chỉ trong một cái chớp mắt, đúng như tên gọi mà các nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng”.

II. 10 Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cao huyết áp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cao huyết áp, nhưng chủ yếu là 10 nguyên nhân sau đây:

1. Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố

Độ tuổi trung bình mà phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh là từ 35 đến 50+ tuổi. Khi già đi, cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa và suy giảm chức năng một cách tự nhiên, cụ thể: 

  • Quá trình trao đổi chất chậm lại, dễ gây tăng cân tích mỡ và bệnh béo phì;
  • Động mạch cứng lại và hoạt động kém hiệu quả hơn; dễ gây nên các bệnh lý về tim mạch;
  • Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể, cụ thể là hàm lượng nhóm hormone sinh sản chính ở nữ giới và nhóm nội tiết tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:
    • Nội tiết tố chính ở nữ Estrogen sụt giảm mạnh
    • Nội tiết tố thứ 2 ở nữ hormone Progesterone bị thiếu hụt;
    • Nội tiết tố nam Testosterone;
    • Hormone Tuyến giáp;
    • Nội tiết tố DHEA – Tiền chất Hormone sinh dục;
    • Hormone Melatonin;
    • Hormone Tăng trưởng (Growth hormone).

Các nội tiết tố trồi sụt không đồng nhất dẫn đến tình trạng thiếu hụt, thậm chí mất cân bằng, gây nên nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, stress căng thẳng, mất ngủ, tăng cân mất kiểm soát, đau rát khi quan hệ, nguội lạnh trong hôn nhân,… Kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như các vấn đề về xương khớp và tim mạch, quan trọng nhất là bệnh lý về cao huyết áp. 

2. Độ tuổi

Nguy cơ tăng huyết áp thường đi kèm với độ tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng nhiều, đặc biệt ở đối tượng từ 45 tuổi trở lên.

nguyên nhân cao huyết áp

3. Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình có người bị tăng huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao;

4. Thừa cân, béo phì do lười vận động

Vì sao thừa cân béo phì lại ảnh hưởng đến huyết áp và khiến huyết áp tăng cao? 

Bởi vì, cân nặng càng cao thì cơ thể cần nhiều máu hơn nhằm cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô và cơ quan trong cơ thể. Khi lưu lượng máu (thể tích máu) di chuyển và lưu thông qua các mạch máu tăng lên, khiến cho áp lực máu tác động trực tiếp lên thành động mạch cũng tăng theo, gây tình trạng tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ gây thừa cân béo phì. Những người ít, lười vận động thường sẽ có nhịp tim cao hơn người bình thường. Nhịp tim tăng càng cao chứng tỏ trái tim bạn phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Với mỗi cơn co thắt sẽ tạo một lực tác động lên động mạch càng lớn, khiến huyết áp cao hơn. 

5. Hút thuốc lá

Việc hút thuốc khiến huyết áp tạm thời tăng cao, đồng thời những chất hoá học độc hại có trong khói thuốc còn gây phá huỷ thành mạch khiến lòng động mạch bị thu hẹp, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Những người hút thuốc lá thụ động, hay ngửi, hít phải khói thuốc lá từ không khí mà không trực tiếp hút thuốc, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

6. Uống nhiều rượu bia

Uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn thường xuyên có khả năng gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

7. Ăn mặn, ăn quá nhiều muối

Sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn khiến cơ thể bạn tăng tích trữ nước, gây tăng huyết áp.

Lượng muối vừa đủ mỗi ngày cho người bình thường là 5g, tương đương với:

  • 03 muỗng canh nước mắm;
  • Hoặc 4.5 muỗng nước tương;
  • Hoặc 1.5 muỗng muối gạt ngang.

Đối với người cao huyết áp hoặc mắc bệnh lý về tim mạch, lượng muối nạp vào cơ thể cần thấp hơn. Các món ăn Việt chứa khá nhiều muối, trung bình người Việt tiêu thụ 9,5 gam muối mỗi ngày, gần gấp đôi lượng muối nên nạp để duy trì cơ thể khỏe mạnh (theo thống kê STEP từ Bộ Y Tế)

8. Thiếu vi chất Kali trong khẩu phần ăn

Vi chất Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể. Khi không cung cấp đủ vi chất kali, cơ thể có nguy cơ bị tích lũy quá nhiều natri trong máu.

9. Stress căng thẳng kéo dài

Căng thẳng kéo dài và tình trạng stress mất kiểm soát cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời.

10. Mắc các bệnh lý nền mãn tính

Một số bệnh lý nền mãn tính như bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh thận, đái tháo đường, hội chứng ngưng thở khi ngủ,… cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp.

 

III. Mối liên quan giữa cao huyết áp và nội tiết tố trong cơ thể

1. Nhóm nội tiết tố – hormone sinh dục

Nhóm hormone sinh dục chính ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tim mạch, cụ thể là tình trạng cao huyết áp, bao gồm nội tiết tố Estrogen ở nữ và nội tiết tố Testosterone ở nam giới,

  • Nội tiết tố Estrogen tác động tích cực đến lớp bên trong của thành động mạch, giúp giữ cho mạch máu luân chuyển linh hoạt chống lại sự phát triển của tình trạng cao huyết áp. Sự suy giảm – hoặc thậm chí ngừng hẳn nội tiết tố nữ Estradiol E2, một dạng chính của hormone Estrogen, được xem là một trong những yếu tố chính làm gia tăng tình trạng cao huyết áp và làm ảnh hưởng đến các chức năng chuyển hóa ở phụ nữ. 

Estrogen có lợi trong việc bảo vệ hệ tim mạch khỏi tình trạng cao huyết áp. Tác dụng của Estradiol E2 đến hệ thống tim mạch bao gồm:

  • Estradiol E2 đẩy nhanh quá trình phân hủy oxy hóa LDL-C và tăng mức độ HDL-C, giúp chống lại hội chứng xơ vữa động mạch (Atherosclerosis – AS); 
  • Estradiol E2 có tác dụng làm giãn nở trực tiếp cơ trơn mạch vành (coronary vascular smooth muscle). Thiếu E2 có thể dẫn đến rối loạn chức năng mạch vành;
  • Estradiol E2 tác động trực tiếp lên lớp nội mạc mạch máu, và tác động gián tiếp làm cho các tế bào nội mô giải phóng chất làm giãn mạch (nitric oxide), ngăn cản tế bào nội mô sản xuất chất co mạch (acetylcholine). 

Estrogen tự nhiên được hấp thụ qua da đã được chứng minh là làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tuy nhiên khi sử dụng nội tiết tố dưới dạng dẫn xuất tổng hợp, được dùng qua đường uống trực tiếp, có nguy cơ làm tăng huyết áp, đặc biệt là ở số huyết áp tâm trương.

  • Nội tiết tố Testosterone: Cơ thể nữ giới cũng sản xuất hormone Testosterone tuy nhiên với hàm lượng ít hơn nam giới. Nội tiết tố Testosterone rất quan trọng đối với hệ tim mạch. Chúng có tác dụng rất hữu ích đối với chức năng nội mô mạch máu và giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý huyết khối. 

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng đối với phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể chắc chắn sẽ thiếu hụt, dẫn đến tình trạng suy giảm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, nên sử dụng liệu pháp cân bằng hormone sinh học – Bioidentical hormone replacement therapy – BHRT, giúp bổ sung hormone sinh học từ thiên nhiên (Dưới dạng cream bôi, gel hoặc miếng dán). Hormone sinh học có cấu trúc phân tử gần giống nhất với nội tiết tố do cơ thể tự sản sinh. Không nên sử dụng nội tiết tố tổng hợp dạng uống vì có nguy cơ khiến huyết áp càng tăng cao.

Xem thêm bài viết: Mối tương quan giữa nội tiết tố và bệnh tim mạch 

huyết áp cao là bao nhiêu

2. Nội tiết tố điều tiết quá trình trao đổi chất – Hormone Tuyến giáp (Thyroid hormone)

Nội tiết tố – hormone tuyến giáp (Thyroid hormone) giúp thành động mạch hoạt động một cách linh hoạt và giữ cho đường huyết luôn duy trì ở mức ổn định. Khi lượng hormone tuyến giáp bị thiếu hụt và sụt giảm, các chất thải sẽ tích tụ giữa các tế bào nơi phía trong thành động mạch, làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của các tế bào.

Không những thế, suy giảm hormone tuyến giáp còn khiến hình thành một khối sưng viêm nơi thành động mạch, làm hạn chế tính linh hoạt khi vận chuyển máu của các tế bào, khiến huyết áp tăng cao. 

Bạn có biết, nếu không có đủ hormone tuyến giáp, huyết áp sẽ tăng – đặc biệt là chỉ số tâm trương, chỉ số này thậm chí còn quan trọng đối với sức khỏe tim mạch hơn so với huyết áp tâm thu. 

  • Hai chỉ số tâm thu và chỉ số tâm trương ở mức gần sát nhau vì thành động mạch kém linh hoạt, áp suất giữa hai chỉ số không có sự khác biệt rõ ràng. 
  • Mặt khác, khi hàm lượng nội tiết tố – hormone tuyến giáp quá cao (cường giáp), huyết áp tâm thu và tâm trương lại cách xa nhau một cách bất thường.

Một nghiên cứu từ các nhà khoa học đã theo dõi hơn 1.000 đối tượng sử dụng hormone tuyến giáp trong vòng hai mươi năm. 

Theo như dự kiến ban đầu, khi cơ thể không tạo ra đủ hàm lượng hormone tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp gấp cao 3 lần so với người bình thường. Điều đó có nghĩa là, 300 trong số 1.000 đối tượng bị suy giáp (nội tiết tố hormone thyroid ở mức thấp) nếu không bổ sung đủ hàm lượng nội tiết tố thyroid sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý cao huyết áp là rất cao.

Tuy nhiên, sau nghiên cứu, chỉ có 5 đối tượng mắc bệnh lý cao huyết áp, ít hơn 60 lần so với dự kiến ban đầu. 

Điều này hoàn toàn có thể chứng minh việc áp dụng liệu pháp thay thế – cân bằng hormone sinh học Thyroid giúp ngăn ngừa cao huyết áp và phục hồi huyết áp trở về trạng thái khỏe mạnh. 

3. Nội tiết tố DHEA – Tiền chất Hormone sinh dục

Tiền chất hormone DHEA cũng đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa huyết áp cao. 

DHEA giúp làm giãn nở động mạch và giảm huyết áp bằng cách điều chỉnh mức dư thừa của glucocorticosteroid – một loại hormone căng thẳng. Do đó, DHEA giúp chống lại tình trạng stress căng thẳng kéo dài, được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng huyết áp cao. 

Thông thường, khi mắc bệnh cao huyết áp, tiền chất hormone DHEA thường có xu hướng thấp. Bổ sung tiền chất hormone DHEA giúp hạ đường huyết trong trường hợp sử dụng quá nhiều corticosteroid gây cao huyết áp (vì chúng giữ lại chất béo và muối trong cơ thể). 

4. Nội tiết tố điều tiết giấc ngủ hormone Melatonin

Những người bị huyết áp cao có hàm lượng nội tiết tố – hormone melatonin thấp hơn mức trung bình.

Nội tiết tố – hormone Melatonin cũng giúp chống lại tình trạng cao huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy huyết áp tâm thu giảm đi 1/3 ở những đối tượng có bổ sung nội tiết tố melatonin ngay trước khi đi vào giấc ngủ (lúc này cơ thể các thụ thể melatonin trong máu có số lượng tối đa) khi so sánh với nhóm được điều trị bằng giả dược. Áp suất tâm trương cũng giảm hơn 20%. 

Tầm quan trọng của melatonin rất cần được quan tâm, bởi trên thực tế khi quan sát trên động vật có hàm lượng melatonin trong máu rất thấp – vì tổn thương tuyến tùng – lại có huyết áp cao. Tuy nhiên, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay sau khi được bổ sung đủ lượng melatonin. 

5. Nội tiết tố – Hormone Tăng trưởng (Human Growth Hormone HGH):

Hormone tăng trưởng (Growth hormone) cũng được xem là nội tiết tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp. Hormone tăng trưởng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của mô cơ tim, thay đổi độ dày thành động mạch và điều chỉnh sức căng của hệ tim mạch. Đặc biệt ở những đối tượng bị cao huyết áp do suy giảm chức năng thận, hormone tăng trưởng hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến thận và tăng tính đàn hồi của thành động mạch, giúp nhanh chóng cải thiện chức năng thận. 

Chức năng thận cũng rất quan trọng vì khi thận ở trạng thái kém, bị hao mòn hoặc quá khô cằn, sẽ làm huyết áp tăng cao. Hơn nữa, nồng độ IGF-1 (hay còn biết đến với tên khoa học somatomedin C) trong máu càng thấp, thì cả chỉ số tâm thu và chỉ số tâm trương trong máu sẽ càng cao.

Duy trì hàm lượng phù hợp IGF-1 và hormone tăng trưởng sẽ giúp đưa huyết áp vào ngưỡng an toàn và có lợi cho sức khỏe.

IV. 8 cách kiểm soát huyết áp trước, trong và sau thời kỳ tiền mãn kinh?

Để kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định, phụ nữ tuổi nên tập trung vào lối sống lành mạnh, cụ thể:

  1. Nên duy trì mức cân nặng hợp lý;
  2. Ăn thực phẩm xanh, sạch và tốt cho tim mạch, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi;
  3. Giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp và muối trong chế độ ăn uống của bạn;
  4. Tập thể dục đều đặn và vừa sức;
  5. Giảm căng thẳng và stress;
  6. Hạn chế đến mức tối đa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia;
  7. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy dừng lại càng sớm càng tốt;
  8. Thường xuyên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nhằm nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp và thuốc giúp hạ huyết áp.

kiểm soat cao huyết áp

Phương pháp khoa học từ Hoa Kỳ – giúp ngăn ngừa và điều trị cao huyết áp giai đoạn tiền mãn kinh:

Các chuyên gia cho biết rằng, khi phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, nên thăm khám và chăm sóc sức khỏe tim mạch huyết áp cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết trong thời gian sớm nhất, để có được nhiều lời khuyên nhằm giải chẩn đoán, ngăn ngừa bệnh từ sớm và quyết trực tiếp nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về cao huyết áp cũng như các vấn đề về sức khỏe.

Tại Y viện Fortio, các chuyên gia nội tiết nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị sức khỏe tim mạch sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất cho bạn. Giải pháp ngăn ngừa điều trị chính nguyên nhân gây bệnh bằng việc cân bằng hàm lượng hormone thiếu hụt trong cơ thể.

V. 5 bước quy trình điều trị chuyên sâu theo quy chuẩn chống lão hóa Hoa Kỳ tại y viện Fortio

BƯỚC 1

– Bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn tìm hiểu nhu cầu và tham khảo các triệu chứng về bệnh lý tim mạch do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể;

– Sau đó, Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng, đồng thời kê gói điều trị và xét nghiệm máu.

BƯỚC 2

Tiến hành xét nghiệm công thức máu để xác định:

– Định lượng hormone trong cơ thể;

– Những vi chất và các chỉ số sức khỏe cơ bản;

– Chỉ số ung thư (nếu cần).

BƯỚC 3

– Bác sĩ chuyên khoa nội tiết đọc kết xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng sức khỏe, tình trạng huyết áp, tim mạch của khách hàng có phải do nguyên nhân thiếu hụt, mất cân bằng nội tiết.

BƯỚC 4

– Bác sĩ đưa ra phác đồ và chương trình điều trị bằng phương pháp cân bằng hormone sinh học tối ưu nhất.

– Bác sĩ kê toa hormone cần thiết hoặc vi chất, tiền chất, giúp cải thiện sức khỏe và thúc đẩy cơ thể tự sản sinh hormone một cách tự nhiên

BƯỚC 5

– Y tá thường xuyên nhắn tin, kết hợp gọi điện thoại nhằm theo dõi quá trình điều trị, uống thuốc và các tác dụng phụ (nếu có)

– Nếu có bất kỳ câu hỏi hay tình trạng sức khỏe, Y tá sẽ báo cáo ngay và Bác sĩ sẽ trực tiếp trả lời chính thức với khách hàng

Nếu không thăm khám thường xuyên với Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ không thể giải quyết hiệu quả nguyên nhân và tình trạng bệnh lý cao huyết áp.

GIẢI PHÁP KHOA HỌC TRÊN NỀN TẢNG TỪ HIỆP HỘI CHỐNG LÃO HOÁ HOA KỲ (AAMG) – GIÚP CÂN BẰNG HORMONE MỘT CÁCH TỰ NHIÊN TRONG CƠ THỂ

Hiện nay, liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học (Bioidentical hormone replacement therapy – BHRT) hay còn được gọi là trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết. Phương pháp này được biết đến là một trong những giải pháp an toàn và “tự nhiên” nhất đối với các vấn đề về nội tiết tố. 

Giải pháp cân bằng hormone sinh học BHRT tại Mỹ dựa trên nền tảng từ ngành Khoa Học Chống Lão Hóa Anti-aging Medicines đến từ Hiệp hội Chống lão hoá Mỹ (Age Management Medicine Group – AMMG) đã không ngừng nghiên cứu và phát triển trong suốt hơn 30 năm. Hormone sinh học hiện nay được chứng nhận về mặt an toàn và hiệu quả hơn so với giải pháp cân bằng hormone tổng hợp trước đây vì chúng có cấu trúc giống hệt hormone trong cơ thể người, do vậy an toàn sử dụng lâu dài.

Giải pháp BHRT kết hợp Cả nam và nữ giới đều có thể sử dụng phương pháp BHRT khi nồng độ nội tiết tố giảm hoặc trở nên mất cân bằng, đặc biệt là đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Liệu pháp Thay Thế Hormone Sinh Học (BHRT) tại FORTIO giúp cơ thể chị em phụ nữ ở độ tuổi trung niên nhưng vẫn cảm giác mình đang trẻ khỏe như tuổi đôi mươi. Đặc biệt, y viện FORTIO là THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC của Hiệp hội chống lão hoá Mỹ (AMMG).

Giải pháp điều trị chính nguyên nhân gây lão hoá là mất cân bằng hormone bằng cách bổ sung vi chất, tiền chất hormone cơ thể thiếu hụt dựa trên kết quả xét nghiệm máu từng cá nhân theo tiêu chuẩn Hiệp hội chống lão hoá Mỹ (AMMG), giúp hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hormone quan trọng một cách tự nhiên của cơ thể. Từ đó, giải pháp BHRT giúp khách hàng giải quyết triệt để các triệu chứng bệnh lý tim mạch như rối loạn huyết áp, cao huyết áp, giảm huyết áp hoặc đột quỵ…

Đặc biệt, giải pháp không sử dụng thuốc ngủ, thuốc giảm cân gây hại gan thận, và các loại thuốc có tính chất gây nghiện chỉ giải quyết triệu chứng tạm thời, không giải quyết nguyên nhân, mang đến hiệu quả lâu dài.

LƯU Ý: Giải pháp cân bằng hormone sinh học hay còn được gọi là điều trị trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết tại FORTIO KHÔNG PHẢI LÀ thực phẩm chức năng.

Quá trình điều trị được giám sát chặt chẽ và tư vấn y khoa trực tiếp cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thay thế Hormone sinh học. Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tiết chống lão hóa đồng thời là Giám đốc Y khoa tại y viện FORTIO, Bác sĩ Erik Fleischman đến từ Mỹ, từng là cố vấn lâm sàng HIV cao cấp cho Quỹ Clinton, là chuyên gia đầu ngành chuyên nghiên cứu và điều trị các căn bệnh truyền nhiễm. Bác sĩ Erik sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị cho nhiều bệnh nhân trên khắp các Châu lục gặp phải các căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm bao gồm HIV, Ebola, SARS, MERS,…

Dr. Erik Fleischman

Dr. Erik Fleischman (Hoa Kỳ)

Chuyên gia Nội tiết Chống lão hoá cho các ngôi sao Hollywood.

LỜI KẾT:

Tiền mãn kinh – mãn kinh là một quá trình lão hóa diễn ra tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, thông qua việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đầy đủ và phù hợp với thể trạng, không hút thuốc, giữ mức căng thẳng ở tối thiểu, đồng thời thường xuyên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết, bạn có thể ngăn ngừa hoặc thậm chí làm giảm nhẹ đi tình trạng cao huyết áp đang diễn ra trong độ tuổi tiền mãn kinh. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, tình trạng huyết áp cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào cho đến khi nó tăng lên rất cao – ví dụ như đột quỵ hoặc các sự cố y tế nghiêm trọng khác. Vì thế, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ và duy trì một lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ hàm lượng nội tiết tố thiếu hụt gây mất cân bằng trong cơ thể, được xem là cách tốt nhất để đảm bảo tình trạng huyết áp của bạn luôn ở mức an toàn.

Đăng ký tư vấn về bệnh lý cao huyết áp giai đoạn tiền mãn kinh cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết Fortio tại đây

Liên lạc HOTLINE 0938.939.981 để được tư vấn ngay hôm nay!

FORTIO AMERICAN ANTI-AGING MEDICAL CENTER (AAMC) – (Địa chỉ: TẦNG 3, TOÀ NHÀ BITEXCO, SỐ 2 HẢI TRIỀU, TP HCM)

Website truy cậpFortioaamc.com

Instagram: Instagram.com/fortioaamc

Youtube: Youtube.com/channel/fortio

#Canbanghormonesinhhoc #FORTIOAmericanAntiagingMedicalCenter #FortioAAMC

Nhóm thực hiện

Dr. Erik Fleischman - Mỹ - Giám đốc Y khoa tại Y viện chống lão hóa FORTIO

Dr. Võ Duy Quan – Được đào tạo chuyên sâu về nội tiết chống lão hóa với Dr. Erik tại Thái Lan

Dr. Trần Huyền Trâm - Chuyên sâu về nội tiết tại BV Đại học Y Dược, BV Chợ Rẫy,….

Dr. Cecil Wong - Singapore - Cố vấn Y khoa, chuyên gia Liệu Pháp Tế Bào Tươi tại Y viện chống lão hóa FORTIO

Nguồn: Fortio American Anti-Aging Medical Center/ Ảnh: shutterstock