hệ nội tiết

Giới thiệu về Hệ Nội Tiết và các tuyến nội tiết trong cơ thể

Hệ nội tiết hoạt động như một hệ thống điều khiển trung tâm, bằng cách sản xuất hormone từ các tuyến nội tiết, chúng kiểm soát và chỉ đạo các hệ thống khác trong cơ thể hoạt động một cách ổn định. Có 10 tuyến nội tiết chính trong cơ thể của nam và nữ. Hệ nội tiết nắm giữ vai trò kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm chức năng chuyển hóa, quá trình trao đổi chất, chu kỳ ngủ thức, tâm sinh lý cũng như chức năng sinh sản, tình dục,…

Tuy nhiên khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, ở độ tuổi trung niên, các tuyến nội tiết sẽ hoạt động kém đi dẫn đến sản sinh thiếu hụt các nội tiết tố quan trọng ở cả nam và nữ giới, gây rối loạn hệ nội tiết, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan cũng như chất lượng cuộc sống vợ chồng.

Cùng y viện Fortio tìm hiểu sâu hơn về hệ nội tiết là gì và chúng hoạt động như thế nào, tình trạng rối loạn hệ nội tiết ở cả nam giới và nữ giới sẽ gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, lý do cơ thể bị rối loạn nội tiết qua bài viết sau đây.

I. Khái niệm về hệ nội tiết

1. Hệ nội tiết là gì?

Hệ nội tiết là tập hợp các tuyến nội tiết tố trong cơ thể. Các tuyến nội tiết là các tế bào chuyên biệt giúp sản xuất, lưu trữ và giải phóng nội tiết tố – hormone, chúng có nhiệm vụ giống như “người đưa thư”, giúp gửi tín hiệu đến các cơ quan, các mô và các tế bào nhất định thông qua đường máu, nhằm thực hiện chức năng vốn có tại khu vực nhận.

Có 10 tuyến nội tiết trong hệ nội tiết nằm rải rác trên khắp cơ thể, bao gồm ở cổ, não, bụng và các cơ quan sinh sản. Tuyến lớn nhất là tuyến tụy, dài khoảng 15 cm, nặng khoảng 80g, nằm ở bụng. Tuyến tùng là tuyến nhỏ nhất trong cơ thể người với chiều dài khoảng 5-8 mm, nằm trong biểu mô gần trung tâm của não. 

10 tuyến nội tiết quan trọng trong hệ nội tiết có thể kể đến bao gồm:

  1. Vùng hạ đồi – Hypothalamus;
  2. Tuyến yên – Pituitary Gland;
  3. Tuyến tùng – Pineal Gland;
  4. Tuyến giáp – Thyroid;
  5. Tuyến cận giáp – Parathyroid;
  6. Tuyến thượng thận – Adneral Gland;
  7. Tuyến tuỵ – Pancreas;
  8. Tuyến ức – Thymus;
  9. Tuyến sinh dục ở nữ – Buồng trứng – Ovary;
  10. Tuyến sinh dục ở nam – Tinh hoàn – Testis.

10 tuyến trong hệ nội tiết

2. Vai trò của hệ nội tiết đến cơ thể nam giới và nữ giới

Hệ nội tiết đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể. Chúng có nhiệm vụ nhận biết nhu cầu, sản sinh và giải phóng hormone bằng đường máu đến các cơ quan, da, cơ và các mô khác trong cơ thể.

Hệ nội tiết tác động một cách chậm rãi, không ngừng nghỉ đến rất nhiều quá trình khác nhau, bao gồm:

  • Quá trình tăng trưởng và phát triển;
  • Quá trình trao đổi chất;
  • Chức năng tình dục, chức năng sinh sản;
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể;
  • Kiểm soát cơn đói, sự thèm ăn;
  • Kiểm soát chu kỳ ngủ – thức của cơ thể, kiểm soát chất lượng giấc ngủ;
  • Kiểm soát khả năng chịu đựng căng thẳng, stress;
  • Điều hòa tim mạch, huyết áp, nhịp tim;
  • Điều chỉnh tâm trạng và chức năng nhận thức.

Sự mất cân bằng nội tiết dù ít nhiều cũng có thể gây nên các phản ứng phụ trên toàn cơ thể. Khi các tuyến nội tiết trong hệ nội tiết sản xuất quá nhiều, hoặc sản xuất không đủ một lượng hormone nhất định, sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng hormone, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm xuất hiện các tình trạng như tiền mãn kinh sớm, tăng cân mất kiểm soát, chất lượng giấc ngủ bị thay đổi,  cao huyết áp, rối loạn tâm trạng và hành vi,…

II. Hệ nội tiết hoạt động như thế nào?

Hệ nội tiết hoạt động như một hệ thống điều khiển trung tâm, các tuyến nội tiết giải phóng nội tiết tố hormone đi vào máu, đến các tế bào đích nơi chúng hoạt động, cụ thể là các tuyến nội tiết hay các cơ quan khác trong cơ thể, và liên kết với các thụ thể (receptor) tương ứng, nhằm kiểm soát và điều hòa chức năng giữa các cơ quan trong cơ thể.

Quá trình giải phóng nội tiết tố vào trong máu được điều chỉnh chặt chẽ bởi hệ nội tiết, nhằm duy trì sự cân bằng trao đổi chất trong cơ thể, việc này rất cần thiết nhằm giữ hệ thống chức năng của cơ thể hoạt động ổn định.

III. 10 tuyến sản xuất hormone quan trọng của hệ nội tiết trong cơ thể nam giới và nữ giới

1. Vùng hạ đồi (Hypothalamus)

Vùng hạ đồi, hay còn gọi là vùng dưới đồi, được xem là tuyến nội tiết chủ quản (the master gland) giúp kiểm soát hệ nội tiết trong cơ thể.

Vùng hạ đồi nằm ở mặt dưới của não, ngay dưới đồi thị thalamus và phía trên tuyến yên, đây được xem là một phần cực kỳ phức tạp của não bộ chứa nhiều vùng có chức năng chuyên biệt cao.

Vùng hạ đồi giải phóng các hormone quan trọng, đặc biệt là các hormone kiểm soát tuyến yên, giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định tâm trạng, kiểm soát trạng thái no – đói, sự thèm ăn, tình trạng mất nước, kiểm soát chất lượng đời sống tình dục và tình trạng ngủ – thức, chu kỳ giấc ngủ của cơ thể.

vùng hạ đồi

Một vài hormone quan trọng được tạo ra ở vùng hạ đồi trong hệ nội tiết, các hormone này tương tác với tuyến yên tạo ra các hormone quan trọng khác:

  • Corticotropin-releasing hormone (CRH): báo hiệu tuyến yên sản xuất ACTH.
  • Thyrotropin-releasing hormone (TRH): kích thích tuyến yên sản xuất TSH.
  • Gonadotropin-releasing hormone (GnRH): kích thích tuyến yên tạo ra các hormon sinh sản quan trọng: FSH và LH.
  • Oxytocin: hormone giúp kiểm soát hành vi cũng như cảm xúc con người, kích thích tình dục, tin tưởng, sự công nhận và tình cảm người mẹ dành cho con. Oxytocin cũng liên quan đến một số chức năng hệ sinh sản của người mẹ, chẳng hạn như chức năng sinh con và cho con bú.
  • Vasopressin: hormone chống bài niệu (ADH), giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Thận hấp thu nước khi hormone vasopressin được giải phóng.
  • Somatostatin hoạt động để ngăn chặn tuyến yên giải phóng các hormone chính, bao gồm hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp.
  • Growth hormone-releasing hormone (GHRH): kích thích tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng.

2. Tuyến yên (Pituitary gland)

Tuyến yên nằm ở đáy não, vị trí dưới vùng hạ đồi, kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu. Tuyến yên được xem là tuyến nội tiết quan trọng nhất trong hệ nội tiết, chúng ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng sinh sản, kích thích tuyến vú tiết ra sữa và kiểm soát hoạt động và chức năng của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.

Tuyến yên bao gồm hai thùy, thùy trước tuyến yên và thùy sau tuyến yên. Hai phần này phóng thích ra nội tiết tố khác nhau, nhắm đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể.

tuyến yên

Thùy trước tuyến yên trong hệ nội tiết sẽ tiết ra 7 hormone quan trọng:

  • Hormone tăng trưởng Growth hormone (GH);
  • Hormone kích thích vỏ thượng thận Adrenocorticotropic (ACTH);
  • Hormone kích thích tuyến giáp Thyroid-stimulating hormone (TSH);
  • Hormone prolactin (PRL);
  • Hormone kích thích nang trứng Follicle Stimulating Hormone (FSH);
  • Hormone Luteinizing (LH);
  • Hormone kích thích tế bào sắc tố Melanocyte-stimulating hormone (MSH).

Thùy sau tuyến yên trong hệ nội tiết sẽ tiết ra 2 hormone:

  • Hormone chống bài niệu (ADH);
  • Oxytocin.

3. Tuyến tùng (Pineal gland)

Tuyến tùng nằm ở biểu mô, gần trung tâm của não bộ, trong một rãnh ngay trên đồi thị, nơi hai nửa não kết hợp. Tuyến tùng là khu vực điều phối nhiều chức năng liên quan đến các giác quan. Tuyến tùng chứa hàm lượng canxi cao, có thể được chụp X quang giúp xác định vùng giữa não.

 Trong hệ nội tiết, hormone chính mà tuyến tùng sản xuất chính là nội tiết tố melatonin – một loại hormone có gốc serotonin, chịu trách nhiệm điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức của cơ thể, ​và cách cơ thể phản ứng với ánh sáng.

tuyến tùng

4. Tuyến giáp (Thyroid gland)

Tuyến giáp nằm ở phần trước của cổ, ngay bên dưới thanh quản, có hình dạng tương tự như cánh bướm, bao gồm 2 thùy nằm ở 2 bên khí quản.

Tuyến giáp là tuyến quan trọng trong hệ nội tiết, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chuyển hóa và quá trình trao đổi chất của cơ thể, kiểm soát cách sử dụng mức năng lượng trong cơ thể, tính toán xem bao nhiêu calo cần được đốt cháy và nhịp tim cần đập như thế nào trong ngày.

Tuyến giáp rất cần thiết cho chức năng thích hợp của hầu hết các mô trong cơ thể, tuyến giáp giải phóng các hormone như:

  • Hormone Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4): đây được xem là 2 nội tiết tố tuyến giáp chính.
  • Calcitonin: đóng vai trò trong việc điều chỉnh nồng độ canxi và photphat trong máu, rất quan trọng đối với sức khỏe xương.

Xem thêm các bài viết liên quan: Hormone Tuyến Giáp: https://fortioaamc.com/hormone-tuyen-giap

5. Tuyến cận giáp (Parathyroid)

Tuyến cận giáp bao gồm bốn tuyến nhỏ, nằm ở cổ phía sau tuyến giáp, có vỏ bọc riêng và tách rời khỏi tuyến giáp, chúng có kích thước không lớn hơn một hạt gạo.

Trong hệ nội tiết, tuyến cận giáp giữ vai trò tiết ra hormone parathyroid – hormone tuyến cận giáp (PTH), một loại hormone sinh mạng của cơ thể, đóng vai trò trong điều hòa nồng độ ion Ca2+ và ion phosphate (PO43-) trong máu và trong xương, giúp kiểm soát mức độ canxi trong cơ thể, đồng thời giúp tim, thận, xương và hệ thần kinh hoạt động ổn định.

tuyến cận giáp

6. Tuyến thượng thận (Adrenals)

Có 2 hệ thống tuyến thượng thận trong hệ nội tiết, chúng giống như 2 chiếc nón nhỏ đặt phía trên mỗi quả thận.

Tuyến thượng thận tiết ra các hormone giúp kiểm soát stress và cách cơ thể phản ứng với tình trạng căng thẳng, còn được gọi là glucocorticoid (GCs).

Tuyến thượng thận kiểm soát hàm lượng khoáng trong cơ thể, tiết ra chất điều hòa cân bằng muối – nước mineralocorticoid, và hormone sinh dục nam androgen, giúp phát triển chức năng tình dục, hỗ trợ tạo lông nách, lông mu, và mùi hương đặc trưng của cơ thể.

Bên cạnh đó, tuyến thượng thận cũng tiết ra DHEA (Dehydroepiandrosterone) và Aldosterone.

7. Tuyến tụy (Pancreas)

Tuyến tụy là tuyến lớn nhất trong hệ nội tiết của cơ thể, dài khoảng 15cm, nặng khoảng 80g, nằm ở bụng trên bên trái, được bao quanh bởi ruột non, gan và lá lách.

Tuyến tụy có hai chức năng chính bao gồm chức năng ngoại tiết giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, và chức năng nội tiết giúp điều hòa lượng đường trong máu. Bằng cách tiết ra 2 hormone quan trọng là Insulin và Glucagon, tuyến tụy giúp hệ nội tiết và cơ thể kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ chuyển đổi thực phẩm thành nhiên liệu, sử dụng cho các tế bào bên trong cơ thể.

tuyến tụy

8. Tuyến ức (Thymus)

Tuyến ức nằm ở lồng ngực, giữa hai lá phổi và sau xương ức. Tuyến ức hoạt động tích cực từ khi thụ thai cho đến độ tuổi dậy thì.

Trong hệ nội tiết, tuyến ức giúp tạo ra các hormone quan trọng điều tiết cho các phản ứng phòng vệ miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút, độc tố và các chất lạ xâm nhập, đây được xem là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng, bao gồm các nội tiết tố:

  • Thymopoietin và Thymulin: hormones tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào T thành các tế bào giúp chống lại bệnh tật khác.
  • Thymosin: Hormone tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch, kích thích sản xuất tế bào lympho T, đồng thời kích thích các hormone giúp kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Yếu tố dịch thể tuyến ức (Thymic humoral factor – THF): Các hormone này làm tăng phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với virus.
  • Bên cạnh đó, tuyến ức hỗ trợ tạo ra một lượng nhỏ hormones được sản xuất ở các khu vực khác của cơ thể, bao gồm melatonin – hổ trợ giấc ngủ, và insulin – giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

9. Tuyến sinh dục ở nữ giới: Buồng trứng (Ovary)

Buồng trứng là tuyến sinh dục chính trong hệ nội tiết của phụ nữ. Phụ nữ có hai buồng trứng, có hình bầu dục, dài khoảng 4cm và nằm ở hai bên của tử cung.

Buồng trứng không chỉ là nơi tạo ra và chứa đựng noãn (trứng) để thụ tinh, tuyến nội tiết này còn tiết ra các hormone sinh sản chính bao gồm estrogen, progesterone và testosterone – đây được xem là nhóm nội tiết tố chính yếu, rất quan trọng đối với sự phát triển cơ quan sinh sản, ngực, sức khỏe xương, chu kỳ kinh nguyệt, khả năng mang thai và khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Buồng trứng sản xuất nhiều hormone estrogen hơn trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, trước khi rụng trứng, và sản xuất nhiều hormone progesterone hơn trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, khi hoàng thể đã hình thành. Cả hai nội tiết tố này đều quan trọng trong việc chuẩn bị niêm mạc tử cung cho quá trình mang thai và hình thành phôi thai. Nếu sự thụ thai xảy ra, hoàng thể tiếp tục tiết ra estrogen và progesterone, cho phép phôi thai làm tổ trong niêm mạc tử cung và hình thành nhau thai. Đây chính là thời điểm bắt đầu sự phát triển của một thai nhi.

Xem thêm các bài viết liên quan:

10. Tuyến sinh dục ở nam giới: Tinh hoàn (Testis)

Tinh hoàn là tuyến sinh dục chính trong hệ nội tiết ở nam giới, chúng nằm phía sau dương vật trong một túi da gọi là bìu.

Tinh hoàn có hai chức năng chính bao gồm sản xuất tinh trùng trong các ống sinh tinh, và sản xuất nội tiết tố chính ở nam giới là hormone testosterone, đây là một loại nội tiết tố androgen.

Testosterone rất quan trọng trong việc duy trì những đặc điểm nam tính như mọc lông, phát triển giọng nói trầm ấm, phát triển thể chất và cơ bắp vượt bậc diễn ra ở tuổi dậy thì, và ham muốn tình dục.

Từ tuổi dậy thì trở đi, hormone testosterone là nguồn cung cấp chính giúp nam giới sản xuất tinh trùng.

<< Xem thêm > Nội tiết tố Testosterone: https://fortioaamc.com/hormone-testosterone/

IV. Chức năng và tầm quan trọng của hệ nội tiết

Hệ nội tiết có chức năng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe tổng quan, vấn đề tâm sinh lý, nhan sắc thẩm mỹ, cũng như chất lượng cuộc sống của cả nam giới và nữ giới.

Hệ nội tiết được tạo thành từ các tuyến nội tiết sản sinh hormone, chúng điều chỉnh tất cả quá trình sinh học, từ giai đoạn thụ thai cho đến độ tuổi phát triển, quá trình sinh sản và cả giai đoạn lão hóa của con người.

Hệ nội tiết ảnh hưởng đến cả sự phát triển của não và hệ thần kinh, sự tăng trưởng và chức năng của hệ thống sinh dục, sự trao đổi chất và duy trì hàm lượng đường trong máu, điều hòa đồng hồ sinh học, cũng như điều chỉnh tâm trạng của con người.

V. Rối loạn hệ nội tiết

1. Rối loạn hệ nội tiết là gì?

Rối loạn hệ nội tiết, hay còn gọi là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, xảy ra khi các tuyến nội tiết sản xuất ra quá nhiều, hoặc quá ít, một loại hormone cụ thể vào trong máu. Hệ nội tiết đóng một vai trò quan trọng đến cơ thể, vì thế rối loạn nội tiết tố dù ít hay nhiều cũng có khả năng gây nên các phản ứng phụ trên toàn cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây rối loạn hệ nội tiết?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn hệ nội tiết là do quá trình lão hóa một cách tự nhiên của cơ thể.

Lúc này, các tuyến nội tiết bắt đầu giảm sản xuất các hormone quan trọng bao gồm:

Nhóm nội tiết tố sinh sản / sinh dục:

  • Nội tiết tố nữ Estrogen;
  • Nội tiết tố nữ Progesterone;
  • Và nội tiết tố nam Testosterone.

Các hormone quan trọng khác liên quan đến lão hóa:

  • Hormone DHEA – tiền chất của hormone sinh sản;
  • Hormone Cortisol;
  • Hormone Tăng trưởng – Human Growth Hormone HGH;
  • Hormone Tuyến giáp – Thyroid Hormone;
  • Hormone điều tiết giấc ngủ Melatonin.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến rối loạn hệ nội tiết có thể kể đến như:

– Ảnh hưởng của quá trình mang thai hoặc sinh nở ở nữ giới;

– Sử dụng thuốc tránh thai;

– Sử dụng liệu pháp thay thế hormone tổng hợp (Hormone Replacement Therapy HRT)

– Rối loạn hệ nội tiết do di truyền;

– Nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý;

– Tổn thương các tuyến nội tiết trong hệ nội tiết, các khối u phát triển, mặc dù rất hiếm khi khối u nội tiết trở thành ung thư hoặc lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, nhưng chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của hệ thống nội tiết.

Lối sống không lành mạnh cũng dẫn đến tình trạng rối loạn hệ nội tiết, bao gồm:

  • Stress, căng thẳng kéo dài;
  • Tình trạng mất ngủ, đêm ngủ không ngon, ngủ không đủ giấc;
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng kém;
  • Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia, hút thuốc, sử dụng chất kích thích;
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, nhựa;
  • Sống trong môi trường nhiều khói bụi, chất độc hại, ô nhiễm.

Xem thêm các bài viết liên quan:

3. Triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng rối loạn hệ nội tiết

Hệ nội tiết bao gồm nhiều tuyến nội tiết, sản sinh ra nhiều loại nội tiết tố (hormone) khác nhau, cùng với quá trình lão hóa ở cả nam và nữ giới, mỗi tình trạng rối loạn nội tiết khác nhau sẽ có một loạt các triệu chứng riêng biệt.

Tuy nhiên có 7 dấu hiệu rối loạn hệ nội tiết phổ biến nhất có thể nhận thấy ở cả nam và nữ giới bao gồm:

  1. Suy giảm ham muốn, giảm lửa yêu, sinh lý kém;
  2. Lão hóa da nhanh chóng, da khô sần thâm sạm nám, mất độ đàn hồi, dễ nổi mụn;
  3. Thay đổi trọng lượng cân nặng thất thường, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột;
  4. Tâm trạng dễ dao động, trầm cảm, hay cáu gắt, đầu óc lâng lâng khó tập trung suy nghĩ trong công việc;
  5. Mệt mỏi, đuối sức, mức năng lượng thấp;
  6. Yếu đuối, uể oải, không còn sức lực;
  7. Lượng đường huyết trong máu (glucose máu), hoặc mức cholesterol trong máu thay đổi đáng kể;

rối loạn hệ nội tiết ở nữ giới

Xem thêm các bài viết liên quan:

4. Rối loạn hệ nội tiết ở Nữ giới

Chu kỳ nội tiết tố sẽ thay đổi tự nhiên qua các giai đoạn cụ thể trong cuộc đời người phụ nữ, bao gồm

  • Giai đoạn tuổi dậy thì;
  • Giai đoạn mang thai và sinh con;
  • Giai đoạn cho con bú;
  • Thời kỳ tiền mãn kinh;
  • Cột mốc mãn kinh.

Nữ giới khi bước vào độ tuổi lão hoá từ 35 tuổi trở đi, giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể bắt đầu sụt giảm và gây nên tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt rối loạn nhóm hormone sinh sản chính ở nữ giới bao gồm hormone estrogen, hormone progesterone và nội tiết tố nam testosterone, gây nên các triệu chứng rối loạn hệ nội tiết. (lưu ý, cơ thể phụ nữ vẫn sản xuất hormone Nam testosterone tuy nhiên với một hàm lượng thấp hơn nhiều so với nam giới.)

Ở độ tuổi lão hóa từ 35 đến 50 tuổi, hormone Nữ Estrogen sụt giảm 35%, trong khi hormone Progesterone sụt giảm lên tới 75%, sự sụt giảm chênh lệch lớn này gây nên tình trạng rối loạn hệ nội tiết và mất cân bằng hormone trầm trọng. Từ đó, kéo theo các triệu chứng tiền mãn kinh như:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đến trễ hơn hoặc thưa dần, thậm chí ngừng hẳn;
  • Bốc hỏa, vã mồ hôi đêm;
  • Khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm;
  • Mất cảm giác yêu, sinh lý kém;
  • Khô và teo âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục;
  • Lông mọc rậm, xuất hiện nhiều trên mặt, cằm và nhiều bộ phận khác;
  • Nổi nhiều mụn, vùng ngực hoặc vùng lưng trên;
  • Tóc rụng nhiều và thưa dần;
  • Nám da, sạm da dọc theo nếp nhăn ở cổ, bẹn và dưới bầu ngực (vú);
  • Đau đầu, khó tập trung, mất năng lượng;
  • Xuất hiện nhiều u mềm treo, hay còn gọi là nốt thịt dư nhỏ mọc khắp cơ thể.

Đặc biệt giai đoạn mãn kinh, nhóm hormone sinh sản này sụt giảm mạnh và về mức 0, phụ nữ ngoài mất cảm giác và khô rát âm đạo nặng, còn có khả năng cao bị nhiễm các bệnh lý về phụ khoa, vấn đề bàng quang. Vì thế, phụ nữ nên tìm kiếm các giải pháp phù hợp và thường xuyên thăm khám, để đảm bảo sức khỏe tổng quan cũng như cân bằng hệ nội tiết của bản thân.

Xem thêm các bài viết liên quan:

5. Rối loạn hệ nội tiết ở Nam giới

Khoảng 40% nam giới trên 45 tuổi có hàm lượng nội tiết tố testosterone thấp. Mức độ hormone sinh dục quan trọng nhất trong hệ nội tiết ở nam giới chính là hormone testosterone suy giảm tự nhiên khi cơ thể bước vào quá trình lão hóa. Sự suy giảm xảy ra khi tinh hoàn không sản xuất đủ hormone testosterone, có thể dẫn đến tình trạng như:

  • Yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm;
  • Sụt giảm ham muốn tình dục;
  • Ngực nam giới ngày càng tích mỡ, to và xệ do tình trạng nữ hóa tuyến vú (gynecomastia);
  • Tích mỡ, đặc biệt vùng bụng;
  • Mất khối lượng cơ bắp;
  • Thậm chí gặp phải tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm và mất ngủ.
  • Đồng thời cũng gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến trí nhớ và làm giảm khả năng tập trung ở nam giới.

Xem thêm các bài viết liên quan:

6. Vấn đề sức khỏe thường gặp liên quan đến hệ nội tiết

Có rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan trực tiếp đến hệ nội tiết.

Một số rối loạn hệ nội tiết phổ biến nhất là:

a. Bệnh tuyến giáp (cường giáp – suy giáp) do rối loạn hệ nội tiết

Khoảng 20 triệu người Mỹ mắc các bệnh lý về tuyến giáp. Nữ giời có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới khoảng 5 lần.

Cường giáp và suy giáp là hai tình trạng rối loạn tuyến giáp thường gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu không thăm khám và ngăn ngừa kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng khó điều trị, không thể phục hồi và cần thực hiện những ca phẫu thuật phức tạp.

  • Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, tăng tổng hợp và bài tiết hormone tuyến giáp thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), dẫn đến dư thừa hormone tuyến giáp. Triệu chứng có thể nhận thấy của tình trạng cường giáp khi rối loạn hệ nội tiết bao gồm: bướu cổ, mắt lồi, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, mệt mỏi, ốm yếu và giảm cân mất kiểm soát, thường xuyên lo lắng căng thẳng, và run.
  • Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoặc quá ít hormones thyroxine, hormone tuyến giáp thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp. Triệu chứng có thể nhận thấy của tình trạng suy giáp khi rối loạn hệ nội tiết bao gồm: tăng cân (do cơ thể tích nước và giảm chuyển hóa), hạ canxi máu, hạ thân nhiệt, hay quên, rong kinh hoặc mất kinh thứ phát, nhịp tim chậm, giọng nói khàn, tốc độ nói chậm, da khô, lông thưa, tóc thô sần dễ gãy rụng.

b. Bệnh tiểu đường do rối loạn hệ nội tiết

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi bệnh đái tháo đường, là tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, cách cơ thể sử dụng năng lượng từ thực phẩm. Cơ thể không thể điều tiết tốt lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin – hormone quan trọng làm giảm mức đường huyết trong máu, hoặc hormone insulin không thể hoạt động được như bình thường.

  • Tiểu đường type 1: do hệ nội tiết không thể sản xuất đủ insulin, do đó đường huyết luôn ở mức quá cao.
  • Tiểu đường type 2: do hệ nội tiết không đáp ứng với insulin, trong cơ thể vẫn có đủ lượng insulin thậm chí cao, nhưng không không phát huy được tác dụng ổn định đường huyết, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Tiểu đường là một bệnh lý hệ nội tiết phức tạp, không có cách chữa dứt điểm, các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 hiện nay hỗ trợ cơ thể tăng độ nhạy với insulin, hoặc thuốc kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn, và các loại thuốc khác giúp ức chế giải phóng glucagon – một loại hormone giúp tăng đường huyết.

Gần 10% người dân ở Hoa Kỳ bị tiểu đường và 27% bị tiền tiểu đường. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, khi bước vào độ tuổi 45, nên kiểm tra định kỳ bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt nếu cơ thể gặp phải tình trạng thừa cân béo phì.

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ cho bạn phác đồ điều, giúp cân bằng hệ nội tiết đúng đắn. Bên cạnh đó, bằng cách giảm cân, áp dụng một chế độ ăn và nhịn ăn (intermittent fasting) hợp lý, tập thể dục vận động phù hợp với thể trạng, có thể giúp kiểm soát tình trạng rối loạn nội tiết này.

c. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và hệ nội tiết

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng 5% đến 10% phụ nữ trưởng thành ở Hoa Kỳ, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.

Rối loạn hệ nội tiết khiến phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – tình trạng có nhiều nang trong buồng trứng, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, mọc lông rậm, nổi nhiều mụn, tăng cân, tâm trạng thất thường, trầm cảm, lo lắng và nhức đầu. Nặng hơn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và vô sinh.

d. Tình trạng loãng xương và hệ nội tiết

Khi buồng trứng trong tuyến sinh dục ở hệ nội tiết của phụ nữ không sản xuất đủ hàm lượng nội tiết tố estrogen, xương trở nên giòn hơn và yếu đi. Hơn một nửa số người trưởng thành trên 50 tuổi bị tình trạng loãng xương do rối loạn hệ nội tiết, thường gặp ở phụ nữ hơn tuy nhiên nam giới đôi khi vẫn gặp phải tình trạng này khi mức hormone testosterone suy giảm và xuống quá thấp.

Bên cạnh đó, những người có tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường cận giáp) cũng có thể bị yếu xương.

VI. Cách kiểm tra và chẩn đoán hệ nội tiết trong cơ thể

Chúng ta nên kiểm tra sức khỏe ngay khi gặp phải 1 trong 10 triệu chứng thường gặp báo hiệu tình trạng rối loạn hệ nội tiết, bao gồm:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới;
  • Suy giảm ham muốn tình dục, sinh lý yếu;
  • Thay đổi cân nặng, giảm cân đột ngột hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân;
  • Suy kiệt, hoặc suy nhược cơ thể nghiêm trọng;
  • Tim đập nhanh đột ngột từng cơn, hoặc huyết áp tăng cao;
  • Cảm giác buồn tiểu nhiều và bất thường;
  • Khát nước cực độ, ngay khi đã uống đủ nước;
  • Buồn nôn, đau dạ dày dai dẳng;
  • Bốc hỏa, vã mồ hôi quá nhiều;
  • Chậm phát triển, chậm tăng trưởng.

Việc kiểm tra và chẩn đoán tình trang rối loạn hệ nội tiết là một quá trình chuyên nghiệp và phức tạp, vì hệ thống nội tiết tố trong cơ thể là một cấu trúc liên kết, có nhiệm vụ điều chỉnh nhiều chức năng hoạt động quan trọng như quá trình tăng trưởng, sự trao đổi chất, quá trình sinh sản,… Vì vậy cần được thực hiện các xét nghiệm y khoa và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhiều năm kinh nghiệm.

Các bác sĩ – người có chuyên môn cao về nội tiết và chống lão hoá sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp và phác đồ điều trị giúp cân bằng hệ nội tiết đúng đắn nhất, cũng như chỉ định xét nghiệm máu và hàm lượng nội tiết tố cụ thể. 5 chỉ tiêu trong bảng xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố bao gồm:

  • Tổng phân tích nước tiểu;
  • Xét nghiệm tổng công thức máu;
  • Xét nghiệm toàn bộ nội tiết tố hormone quan trọng trong cơ thể;
  • Xét nghiệm vi chất – tiền chất quan trọng;
  • Bác sĩ sẽ yêu cầu thêm siêu âm, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) quét kiểm tra phát xạ Positron (PET) trong trường hợp cần thiết.

Xem bài viết liên quan: 8 xét nghiệm chẩn đoán tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ

VII. Cách giữ hệ nội tiết hoạt động ổn định

Cũng tương tự như các hệ thống hoạt động sinh lý khác trên cơ thể, để duy trì hệ nội tiết hoạt động ổn định và khỏe mạnh, nên áp dụng chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn, ăn uống và bổ sung vi chất tiền chất đầy đủ cho cơ thể, đồng thời thường xuyên thăm khám sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe hệ nội tiết với các bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhiều năm kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, nếu tiền sử gia đình từng có người thân mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hãy đến tư vấn và thăm khám tình trạng sớm với bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Kiểm soát những tình trạng này từ sớm sẽ giúp tránh được tình trạng rối loạn hệ nội tiết do mất cân bằng hormone.

Cách giữ hệ nội tiết hoạt động ổn định

VIII. Ngăn ngừa trình trạng rối loạn hệ nội tiết bằng phương pháp chống lão hóa an toàn đến từ Hoa Kỳ

Lão hoá là tiến trình diễn ra tự nhiên của cơ thể, không ai có thể bỏ qua lão hoá. Tuy nhiên, cả nam giới và nữ giới đều có thể chọn cách làm chậm quá trình lão hoá, nhằm ngăn ngừa rối loạn hệ nội tiết, bằng các giải pháp khoa học uy tín, điển hình là giải pháp cân bằng nội tiết (hormone) sinh học từ hoa kỳ (BHRT).

Giải pháp cân bằng hormone sinh học (Bioidentical Hormone Replacement Therapy – BHRT) hay còn được gọi là trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết. giải pháp dựa trên nền tảng khoa học của hiệp hội chống lão hoá mỹ (Age Management Medicine Group – AMMG). Trong suốt hơn 30 năm, ngành khoa học chống lão hóa Anti-aging Medicines bằng giải pháp cân bằng hormone sinh học BHRT tại Hoa Kỳ không ngừng nghiên cứu và phát triển. Hormone sinh học hiện nay được chứng nhận về mặt an toàn và hiệu quả hơn so với giải pháp cân bằng hormone tổng hợp trước đây. Hormone sinh học có cấu trúc giống hệt hormone trong cơ thể người, do vậy an toàn sử dụng lâu dài.

Cân bằng hormone sinh học nhằm điều trị rối loạn hệ nội tiết, được xem là một trong những phương pháp an toàn và tự nhiên nhất, bởi vì nguồn gốc hormone sinh học đến từ thực vật, có chiết xuất từ khoai mỡ hoặc đậu nành, đồng thời có cấu trúc phân tử giống hệt với hormone tự sản sinh trong cơ thể con người. Nhờ cấu trúc này, hormone sinh học giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể một cách an toàn và tự nhiên nhất. Nguồn gốc hormone sinh học được sản xuất bởi Compounding Pharmacy (PCCA). Đặc biệt, liều lượng của hormone được điều chỉnh cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu chống lão hóa của từng khách hàng khác nhau.

IX. 5 bước quy trình điều trị tiền mãn kinh chuyên sâu

Theo quy chuẩn từ Hiệp hội chống lão hóa Hoa Kỳ, bao gồm 5 bước:

BƯỚC 1

Bác sĩ trực tiếp tư vấn tìm hiểu nhu cầu và các triệu chứng liên quan đến các vấn đề rối loạn hệ nội tiết do lão hóa như: tiền mãn kinh/ mãn kinh/ mãn dục nam/ Stress/ mất ngủ/ mệt mỏi/ tăng cân mất kiểm soát/ đau xương khớp/ huyết áp tim mạch;

Sau đó, bác sĩ chẩn đoán lâm sàng và kê gói điều trị + xét nghiệm máu.

BƯỚC 2

Tiến hành xét nghiệm công thức máu để xác định tiền mãn kinh:

  • Định lượng nội tiết tố hormone;
  • Vi chất, các chỉ số sức khỏe cơ bản;
  • Chỉ số ung thư (nếu cần).

BƯỚC 3

Bác sĩ chuyên khoa nội tiết chống lão hóa đọc kết quả xét nghiệm và xác nhận chẩn đoán tình trạng rối loạn hệ nội tiết.

BƯỚC 4

Bác sĩ đưa ra phác đồ & chương trình điều trị rối loạn nội tiết tố bằng phương pháp cân bằng hormone sinh học tối ưu nhất;

Bác sĩ kê toa hormone sinh học cần thiết với liều lượng cá thể hoá;

Bác sĩ kê toa vi chất, tiền chất hormone giúp cải thiện sức khỏe và thúc đẩy cơ thể tự sản sinh hormone tự nhiên. Bên cạnh việc bổ sung, cân bằng lại hàm lượng nội tiết tố hormone trồi sụt thì việc bổ sung những vi chất, tiền chất hormone cũng vô cùng quan trọng. Bởi, việc bổ sung đầy đủ vi chất, tiền chất góp phần giúp kích thích cơ thể sản sinh hàm lượng hormone tự nhiên. Đây cũng được xem là yếu tố quyết định cho quá trình điều trị mất cân bằng nội tiết tố (hormone) có thành công hay không.

BƯỚC 5

Y tá nhắn tin kết hợp gọi điện thoại theo dõi việc uống thuốc và các tác dụng phụ;

Báo cáo bác sĩ trả lời chính thức với khách.

X. Giới thiệu đội ngũ y Bác sĩ đầu nghành nội tiết chống lão hóa từ Hoa Kỳ, Thái Lan

Dr. Peterson

Dr. Peterson (Với hơn 21 năm kinh nghiệm)

Bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết Chống lão hoá Mỹ. Tiến sĩ Y khoa Đại học Harvard.

Giám Đốc Y Khoa tại y viện chống lão hóa Fortio.

Chuyên gia Nội tiết chống lão hoá hàng đầu Hoa Kỳ & Tiến sĩ Y khoa tại đại học Harvard

Dr. Peterson có hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết chống lão hóa. Ông đã nghiên cứu lâm sàng những nguy cơ và lợi ích của việc tái tạo hormone suốt 21 năm qua và mang đến rất nhiều giải pháp chống lão hóa bằng Hormone sinh học cho hơn 12.000 bệnh nhân ở 9 quốc gia và 14 tiểu bang tại Hoa Kỳ.

Dr. Peterson cũng được biết đến như một chuyên gia tạo hình vóc dáng danh tiếng trên toàn thế giới. Dr. Peterson đã mang đến sự hài lòng gần như tuyệt đối cho khách hàng trên thế giới với vẻ đẹp hoàn mỹ, trẻ hóa tới 15-20 tuổi.

Bác sĩ Chawapon Kidhirunkul

Dr. Chawapon Kidhirunkul (13 năm kinh nghiệm)

Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết được đào tạo tại Hoa Kỳ

Dr. Chawapon Kidhirunkul (Dr. Art) được đào tạo chính quy về Y học chống lão hóa tại Thái Lan. Dr. Art cũng có thời gian dài tu nghiệp về ứng dụng hormone sinh học trong lĩnh vực chống lão hóa tại Hoa Kỳ.

Dr. Art có hơn 13 năm kinh nghiệm tư vấn và điều trị y khoa tại Thái lan và Hoa Kỳ. Dr. Art là một trong những bác sĩ uy tín hàng đầu trên thế giới trong việc ứng dụng giải pháp trẻ hoá nội sinh, cân bằng nội tiết nhờ hormone sinh học trong đảo ngược lão hóa, kiểm soát cân nặng và điều trị triệt để các triệu chứng tiền mãn kinh ở người phụ nữ.

Trong suốt sự nghiệp y khoa, Dr. Chawapon liên tục đạt được các bằng cấp và chứng nhận từ các tổ chức và hiệp hội y khoa uy tín trên toàn thế giới.

Dr. Cecil Wong

Dr. Cecil Wong (Singapore) – Cố vấn Y khoa tại Y viện chống lão hóa Fortio

Chuyên gia Nội tiết & Chuyên gia liệu pháp tế bào tươi đến từ Singapore

Dr. Cecil Wong là Bác sĩ sản phụ khoa, tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore vào năm 1971, lấy bằng Thạc sĩ Y khoa vào năm 1978 và được bổ nhiệm làm giảng viên và nghiên cứu tại Đại học Singapore. Bác sĩ Cecil Wong lấy bằng M.R.C.O.G và là thành viên của Đại học sản phụ khoa tại Vương quốc Anh U.K.

Dr. Wong có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị nội tiết chống lão hóa và là một trong những bác sĩ phụ khoa đầu tiên ứng dụng phương pháp cân bằng hormone sinh học (BHRT), bằng cách sử dụng các hormones sinh học như Estrogen, Progesterone và Testosterone, Cortisol và hormones tuyến giáp Thyroid, giúp ngăn ngừa và đảo ngược lão hóa cho cả nam nữ.

Bên cạnh đó, Dr. Wong có gần 20 năm nghiên cứu và ứng dụng điều trị trẻ hóa bằng liệu pháp tế bào tươi. Phương pháp tế bào tươi MSC giúp cơ thể trẻ hóa từ bên trong và lấy lại tuổi thanh xuân cho cả nam và nữ, đặc biệt là các khách hàng đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mãn dục.

Để tìm được nơi thăm khám và điều trị cân bằng Nội Tiết Tố một cách an toàn và hiệu quả, tham khảo thêm thông tin và đặt hẹn tư vấn trực tiếp với Bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại đây:

XI. ĐIỂM CỘNG TỪ GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HORMONE SINH HỌC (BHRT)

Liệu pháp cân bằng hormone sinh học BHRT tại FORTIO giúp cơ thể chị em phụ nữ cùng các đấng mày râu, dù đang ở độ tuổi trung niên nhưng vẫn cảm giác trẻ khỏe như hồi tuổi xuân đôi mươi. Đặc biệt, y viện FORTIO là THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC của Hiệp hội chống lão hoá Mỹ (AMMG).

Giải pháp điều trị rối loạn hệ nội tiết từ chính nguyên nhân gây lão hoá do mất cân bằng hormone bằng cách bổ sung vừa đủ hàm lượng các nội tiết tố bị thiếu hụt trong cơ thể, dựa trên kết quả xét nghiệm máu từng cá nhân theo tiêu chuẩn Hiệp hội chống lão hoá Hoa Kỳ (AMMG). Từ đó, giải pháp BHRT giúp khách hàng giải quyết triệt để các triệu chứng rối loạn hệ nội tiết bao gồm bốc hỏa, mất ngủ, tăng cân mất kiểm soát, lão hóa da nhanh, giảm ham muốn vợ chồng, khô rát âm đạo, sinh lý yếu, … Đặc biệt, giải pháp không sử dụng thuốc ngủ, thuốc giảm cân gây hại gan thận, và các loại thuốc có tính chất gây nghiện chỉ giải quyết triệu chứng tạm thời, không giải quyết nguyên nhân, mang đến hiệu quả lâu dài;

Giải pháp BHRT kết hợp bổ sung vi chất, tiền chất hormone hỗ trợ cho quá trình tổng hợp nội tiết tố quan trọng một cách tự nhiên của cơ thể. Từ đó, mang hiệu quả về lâu về dài. Toàn bộ quá trình điều trị được giám sát và tư vấn y khoa bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thay thế Hormone sinh học. 

LƯU Ý: giải pháp cân bằng hormone sinh học hay còn được gọi là điều trị trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết tại FORTIO KHÔNG PHẢI LÀ thực phẩm chức năng.

XII. LỜI KẾT

Hệ nội tiết là tập hợp các tuyến nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Quá trình giải phóng nội tiết tố vào trong máu được điều chỉnh chặt chẽ bởi hệ nội tiết, nhằm duy trì sự cân bằng trao đổi chất trong cơ thể, việc này rất cần thiết nhằm giữ hệ thống chức năng của cơ thể hoạt động ổn định. Vì thế ngay khi cơ thể gặp phải các dấu hiệu về rối loạn hệ nội tiết, mất cân bằng hormone do lão hóa, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc thậm chí làm chậm tiến trình này, bằng cách thường xuyên thăm khám sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa nội tiết và thực hiện xét nghiệm máu cùng các định lượng hormone, từ đó điều trị sớm tình trạng rối loạn hệ nội tiết theo phác đồ điều trị cá thể hóa, giúp cân bằng hàm lượng hormone, hỗ trợ tăng cường sinh lực, trẻ khỏe từ bên trong.

HOTLINE: 0938.939.981 & 0902.88.11.26 

FORTIO AMERICAN ANTI-AGING MEDICAL CENTER (AAMC) – (Địa chỉ: TẦNG 3, TOÀ NHÀ BITEXCO, SỐ 2 HẢI TRIỀU, TP HCM)

Website truy cậpFortioaamc.com

Instagram: Instagram.com/fortio

Youtube: Youtube.com/channel/fortio

#henoitiet #FORTIOAmericanAntiagingMedicalCenter #FortioAAMC

Nguồn tham khảo:

Webmd.com và News-medical.net

Nhóm thực hiện

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Chống lão hoá nước ngoài:

  • Dr. Robert Peterson - Mỹ  - Cố vấn Y khoa tại Y viện chống lão hóa FORTIO: Chuyên gia Nội tiết chống lão hoá hàng đầu Hoa Kỳ & Tiến sĩ Y khoa tại đại học Harvard
  • Dr. Chawapon Kidhirunku (Dr Art) - Thailand - Phó giám đốc Y khoa tại Y viện chống lão hóa FORTIO - Bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết Chống lão hoá đào tạo tại Hoa Kỳ
  • Dr. Cecil Wong - Singapore - Cố vấn Y khoa, chuyên gia Liệu Pháp Tế Bào Tươi tại Y viện chống lão hóa FORTIO- Chuyên gia Nội tiết & Chuyên gia liệu pháp tế bào tươi đến từ Singapore

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Chống lão hoá trong nước:

  • Dr. Trần Huyền Trâm -  Bác sĩ chuyên khoa nội tiết chống lão hoá
  • Dr. Võ Duy Quan  - Bác sĩ chuyên khoa nội tiết chống lão hoá
  • Dr. Nguyễn Thị Kiều Nga - Bác sĩ chuyên khoa nội tiết chống lão hoá