Bạn có biết, Stress căng thẳng dẫn đến mất ngủ kéo dài là tình trạng rất nhiều người gặp phải ở bất kể độ tuổi. Một nghiên cứu tại hoa kỳ đã chỉ ra các chỉ số đáng báo động như sau:
- 1,5% – 2,5% dân số mắc chứng rối loạn căng thẳng;
- 2,5% dân số mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
- 1% – 14% dân số mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn;
- Khoảng 9% dân số mắc chứng rối loạn lo âu;
- Các con số kể trên cho ta thấy mức độ phổ biến và nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý stress và căng thẳng gây ra hiện nay.
Stress căng thẳng và lo âu thường dẫn đến rối loạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ cả đêm. Đồng thời, với lối sống bận rộn, thiếu thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, kéo theo các triệu chứng có thể kể đến bao gồm: giật mình thức giấc giữa đêm, trằn trọc, khó ngủ trở lại, ngủ không yên giấc, khó đi vào giấc ngủ,…
Vì thế, mối tương quan giữa stress, căng thẳng kéo dài và mất ngủ tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, làm cơ thể cũng như hệ thần kinh ngày một kiệt quệ. Cùng y viện Fortio tìm hiểu kỹ hơn mối tương quan giữa mất ngủ kéo dài và tình trạng stress căng thẳng trong bài viết sau.
I. Tình trạng mất ngủ kéo dài do stress, căng thẳng
Tình trạng mất ngủ kéo dài do stress gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, càng làm cơ thể rơi vào tình trạng stress sâu hơn, khả năng cao có thể dẫn đến bệnh trầm cảm và các bệnh lý nguy hiểm khác.
1. Stress – căng thẳng là gì?
Stress – hay còn gọi là tình trạng căng thẳng thần kinh, được xem là phản ứng phòng thủ tự nhiên nhằm chống lại các nguy hiểm hoặc mối đe dọa đến từ môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Stress thường xảy ra trước áp lực hay trước những yếu tố gây nên cảm giác sợ hãi, lo lắng, hay hoảng loạn,…
Ví dụ: stress có thể đến từ môi trường bên ngoài như áp lực cuộc sống, lo lắng vấn đề tiền bạc, vấn đề quá tải công việc,… hoặc môi trường bên trong bao gồm yếu tố tinh thần như sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống (chia tay người thân, ly hôn,…) và vấn đề sức khỏe đến từ sự thay đổi và sụt giảm hàm lượng nội tiết tố hormone trong cơ thể trong giai đoạn lão hóa từ 35-40 tuổi trở đi.
Stress căng thẳng hiện nay được xem là vấn đề nhiều người thường hay gặp phải trong cuộc sống ở bất kể mọi độ tuổi. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng một cách khoa học, hiệu quả và ít rủi ro nhất khi chỉ vừa xảy ra với tần suất ít.
Mặc khác, stress cũng có thể kéo dài và gây ra nhiều hậu quả khôn lường đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến trầm cảm về mặt tinh thần, kéo theo nguy cơ tự làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bản thân.
2. 2 dạng stress – căng thẳng thường thấy
Có 2 dạng stress – căng thẳng:
a. Stress tích cực (eustress)
- Căng thẳng theo hướng có lợi;
- Khuyến khích bạn làm việc chăm chỉ và cố gắng;
- Tập trung năng lượng vào thực hiện các nhiệm vụ được đề ra;
- Được xem là tình trạng căng thẳng ngắn hạn;
- Có thể quản lý và tìm được các đối phó với căng thẳng;
- Mang đến cảm giác phấn khích;
- Giúp cải thiện hiệu suất hoạt động.
b. Stress tiêu cực (distress)
- Căng thẳng theo hướng gây hại;
- Nguy cơ dẫn đến các vấn đề về thể chất như: đau đầu, đau cơ, đau lưng;
- Luôn cảm thấy khó chịu và bất mãn;
- Tình trạng căng thẳng có thể diễn ra ngắn hạn hoặc thậm chí kéo dài;
- Khó quản lý hay tìm được cách đối phó với tình trạng căng thẳng;
- Có thể gây lo lắng, trầm cảm, hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác;
- Giảm hiệu suất các hoạt động;
II. Mối tương quan giữa stress và tình trạng mất ngủ kéo dài
Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ mãn tính (insomnia) chính là dấu hiệu cơ bản nhất khi cơ thể gặp phải tình trạng stress và căng thẳng thần kinh kéo dài. Theo hiệp hội sleep foundation tại hoa kỳ cho biết, ước tính hiện nay có khoảng từ 10% đến 30% người trưởng thành sống chung với tình trạng mất ngủ.
Khi căng thẳng và stress kéo dài, cơ thể sẽ sản sinh hàm lượng nội tiết tố cortisol – hormone này đóng vai tròng cực kì quan trọng trong việc phản ứng với stress và căng thẳng. Cortisol tăng cao vào buổi sáng, tăng 50% chỉ sau 20-30 phút thức dậy. Khi hormone cortisol được sản sinh ra quá mức do căng thẳng hoặc do sản sinh vào ban đêm, sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể và khiến chúng hoạt động không ngừng nghỉ, dẫn đến khó ngủ về đêm và mệt mỏi hơn vào ban ngày.
- Cortisol tăng cao do cơ thể gặp phải tình trạng stress và mất ngủ thường xuyên, lâu ngày sẽ dẫn đến ức chế cơ thể sản sinh nội tiết tố sinh dục bao gồm 2 hormones nữ estrogen, progesterone và hormone nam testosterone, nguy cơ gây nên tình trạng tiền mãn kinh/ mãn kinh sớm ở phụ nữ, và yếu sinh lý/ mãn dục sớm ở nam;
- Việc thiếu ngủ và stress thường xuyên sẽ làm tăng rối loạn tỉ lệ chuyển hóa dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, béo phì và tiểu đường type 2;
- Mất ngủ do căng thẳng có nguy cơ dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, gây ra những cơn ngáy dữ dội và nghẹt thở khi ngủ.
Đồng thời khi gặp tình trạng mất ngủ kéo dài từ ngày này sang ngày khác, khiến cơ thể căng thẳng do khó đi vào giấc ngủ, dẫn đến tình trạng stress căng thẳng ngày một trở nên trầm trọng hơn. Mối tương quan giữa stress, căng thẳng kéo dài và mất ngủ tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, làm cơ thể cũng như hệ thần kinh ngày một kiệt quệ, sức khỏe ngày một sa sút hơn.
III. 6 hệ thống sẽ bị suy giảm nếu diễn ra tình trạng mất ngủ kéo dài do stress
khi tình trạng stress căng thẳng diễn ra lâu ngày, căng thẳng mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể, bao gồm:
1. Hệ thống tim mạch
Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên đột biến, đồng thời làm tăng các cơn co thắt ở cơ tim. Sau đó, cơ thể sẽ dần ổn định trở lại sau khi hết căng thẳng. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tim vì nhịp tim và huyết áp liên tục tăng cao, gây áp lực lên hệ thống tim mạch, làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp, đau tim, các bệnh tim mạch, thậm chí đột quỵ.
2. Hệ thống tiêu hóa
Bạn có biết, ruột chứa các dây thần kinh và các lợi khuẩn (bacteria), chúng truyền tín hiệu đến não, giúp điều chỉnh tâm trạng và thúc đẩy sức khỏe tổng quan của cơ thể. Tình trạng căng thẳng gây cản trở các tín hiệu này, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và các loại bệnh lý về tiêu hóa khác.
Bên cạnh đó, stress có thể dẫn đến chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Đồng thời, căng thẳng khiến cơ thể ăn mất kiểm soát có nguy cơ dẫn đến béo phì. Ngoài ra căng thẳng làm suy yếu các hàng rào bảo vệ đường ruột nơi ngăn cản các vi khuẩn có hại xâm nhập vào dạ dày, gây ra các cơn đau co thắt ở thực quản và ruột.
3. Hệ thống cơ xương khớp
Khi đối diện với những giây phút căng thẳng. Bạn có thể nhận thấy các bó cơ căng cứng – hay còn gọi là hiện tượng căng cơ. Cảm giác phản xạ này là khi cơ thể đang ra sức bảo vệ bạn khỏi những cơn đau hoặc các tác nhân gây hại cho cơ thể, chúng gây ra bởi sự giãn nở các mạch máu ở tay và chân. Căng thẳng mãn tính có thể gây căng cơ dai dẳng, dẫn đến đau nửa đầu hoặc đau lưng.
<<< Bài viết liên quan >>> Đau nhức xương khớp – Nhận diện nhanh chóng và cách điều trị
4. Hệ thống thần kinh
Trong khoảnh khắc căng thẳng cấp tính, hệ thống thần kinh truyền tín hiệu giữa tuyến yên và tuyến thượng thận giúp sản xuất adrenaline và cortisol. Căng thẳng mãn tính có thể làm các dây thần kinh của bạn làm việc quá sức khiến cơ thể suy kiệt dần theo thời gian.
5. Hệ thống sinh sản
Căng thẳng có thể gây hại đến hệ thống sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Căng thẳng mãn tính dẫn đến giảm ham muốn tình dục, dễ mắc ung thư và các bệnh khác liên quan đến bộ phận sinh sản. Nam giới có thể bị suy giảm kích thước và giảm khả năng bơi của tinh trùng, trong khi phụ nữ có thể khó thụ thai. Căng thẳng mãn tính ở phụ nữ đang mang thai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
6. Hệ thống hô hấp
Đối diện với tình trạng căng thẳng khiến khó thở hoặc thở gấp. Căng thẳng cấp tính có thể gây ra các cơn hen suyễn và làm nặng hơn các triệu chứng đối với những đối tượng có bệnh lý hô hấp. thậm chí lâu dần có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn các bệnh lý như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
IV. Hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng mất ngủ do stress căng thẳng?
Một giấc ngủ kém chất lượng có liên quan đến sự thiếu hụt và mất cân bằng của nhiều loại nội tiết tố hormone, bao gồm:
1. Sụt giảm melatonin theo tuổi tác
Melatonin là hormone điều tiết giấc ngủ, chúng được xem như chiếc đồng hồ sinh học giúp bạn buồn ngủ vào ban đêm và đánh thức bạn vào buổi sáng mỗi ngày. Sụt giảm melatonin mạnh bắt đầu từ tuổi 35-40 khiến bạn khó ngủ, làm stress nặng hơn, gây mất ngủ, ức chế sản xuất hormone sinh sản sex hormones, dẫn đến tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ.
2. Cortisol tăng cao do stress thường xuyên
Khi bị stress căng thẳng, vùng dưới đồi thiết lập hệ thống báo động báo hiệu cho cơ thể. Thông qua các tín hiệu thần kinh và nội tiết tố, hệ thống này sẽ thúc đẩy các tuyến thượng thận, tiết ra một lượng lớn hormone cortisol giúp cơ thể chống chọi lại với tình trạng căng thẳng. Cortisol được sản sinh ra quá mức khiến cơ thể lúc nào cũng hoạt động không ngừng nghỉ, gây khó ngủ về đêm và mệt mỏi hơn vào ban ngày, suy nhược cơ thể.
3. Thiếu hụt hormone DHEA trong cơ thể
DHEA chính là tiền chất của các hormone sinh sản, bao gồm nội tiết tố nam testosterone và nội tiết tố nữ estrogen. DHEA đạt mức cao nhất ở năm 15-20 tuổi, và sụt giảm theo tuổi tác, đến năm 40 tuổi dhea chỉ còn dưới 50%, sau 60 tuổi dưới 20%. DHEA có công dụng quan trọng, là khả năng kiểm soát hiệu quả tiêu cực mà mức cortisol vượt cao gây ra. Do đó việc thiếu hụt DHEA sẽ khiến cơ thể dễ bị stress, mất ngủ và thiếu năng lượng hoạt động trong ngày.
4. Sụt giảm, mất cân bằng hormone sinh sản nữ (estrogen, progesterone) và hormone sinh sản nam (testosterone)
Sự thay đổi hormone sinh sản bao gồm suy giảm 2 nội tiết tố nữ estrogen, progesterone và nội tiết tố nam testosterone trong suốt quá trình tiền mãn kinh có thể gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ. Lưu ý nội tiết tố nam testosterone có hiện hữu trong cơ thể phụ nữ ở hàm lượng thấp hơn nam giới nhiều.
Cụ thể 2 hormone sinh sản nữ suy giảm mạnh từ 35-50 tuổi ở tốc độ khác nhau estrogen là 35% và progesterone là 75%, gây nên hội chứng cường estrogen, dẫn đến bốc hỏa, đổ mồ hôi, và mất ngủ về đêm.
Bên cạnh đó, nội tiết tố hormone nam testosterone giúp tăng khả năng chịu đựng stress và giảm lo âu, áp lực, mang đến năng lượng và sức chịu đựng, tâm trạng phấn khởi. Khi thiếu hụt testosterone tuổi trên 40, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi từ sáng đến tối, mất tự tin và dễ bị áp lực, lo âu và cảm xúc thái hóa, giấc ngủ chập chờn, giảm trí nhớ.
<< Xem thêm bài viết liên quan>> Một số cách trị mất ngủ dân gian dễ thực hiện
V. 10 cách giúp bạn có được một giấc ngủ ngon khi bị stress căng thẳng
Bạn có biết, các chức năng quan trọng ở não bộ diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau trong chu trình giấc ngủ, giúp bạn cảm thấy thư giãn thoải mái và tràn đầy năng lượng, đồng thời hỗ trợ não bộ học hỏi và xây dựng những ký ức, kỷ niệm trong tiềm thức.
Sau đây là 10 cách giúp bạn có được một giấc ngủ lành mạnh, và giúp thư giãn cả cơ thể và tinh thần:
1. Ngủ đủ giấc, cố gắng ngủ và thức giấc vào thời gian cố định trong ngày
Nhịp sinh học của cơ thể hoạt động theo một vòng lặp nhất định. Vì thế, rèn luyện cho mình một giấc ngủ khoa học bằng cách lập trình thời gian thức dậy và đi ngủ cố định sẽ giúp duy trì chất lượng giấc ngủ lâu dài. Ví dụ: bạn hãy luôn thức giấc vào lúc 5:30 sáng và đi ngủ lúc 10:30 tối mỗi ngày, kể cả các ngày cuối tuần, sẽ giúp cơ thể quen giấc và dễ đi vào giấc ngủ mỗi tối hơn.
Bên cạnh đó, cố gắng dành ra từ 7 đến 8 giờ ngủ mỗi đêm, đây chính là khoảng thời gian tốt nhất cho cơ thể nghỉ ngơi hồi phục cả về thể chất và tâm lý sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi.
2. Áp dụng phương pháp hít thở đều “4-7-8”
phương pháp “4-7-8 breath” đã được bác sĩ dr. andrew weil phát triển dựa trên kỹ thuật kiểm soát hơi thở đến từ bộ môn yoga, giúp thư giãn hệ thần kinh và điềm tĩnh tâm trí. Phương pháp này có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. các bước thực hiện như sau:
- Đặt đầu lưỡi vào phía sau hàm răng trên;
- Thở ra hoàn toàn bằng miệng, đồng thời tạo âm thanh “vù…vù…”;
- Khép miệng lại và hít vào bằng mũi, đồng thời nhẩm đếm đến 4;
- Nín thở, nhẩm đếm đến 7;
- Há miệng nhẹ nhàng và từ từ thở ra tạo âm thanh “vù…vù…” nhẩm đếm đến 8;
- Lặp lại chu kỳ ba lần với bốn nhịp thở.
Kỹ thuật hít thở đều “4-7-8” giúp bạn bình tĩnh hơn, thư giãn tâm trí và đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.
3. Tắt các thiết bị điện tử bao gồm máy tính laptop, tivi, điện thoại, máy tính bảng,…
Nhiều người có thói quen xem phim hoặc lướt mạng xã hội trước khi ngủ, tuy nhiên điều này không tốt cho giấc ngủ cũng như sức khỏe đôi mắt của bạn. Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử tiếp xúc trực tiếp và gần với mắt, chúng có các bước sóng chênh lệch khác nhau và đều nằm trong quang phổ gây hại cho mắt (bước sóng nằm trong khoảng 380nm – 500nm từ ánh sáng xanh chiếu trực tiếp vào mắt cực kì nguy hại cho mắt người).
Đồng thời, chúng khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin của cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Khi lượng ánh sáng xanh bạn tiếp xúc giảm đi, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh hormone melatonin và giúp bạn ngủ dễ hơn.
4. Ngâm mình trong nước ấm, hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Việc này giúp cơ thể thoải mái và thư giãn. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần sau khi tắm bằng nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.
5. Đếm cừu
Tuy được xem là phương pháp cổ điển nhất giúp cơ thể rơi vào giấc ngủ nhưng đếm cừu trước hoạt động rất hiệu quả. Lúc này bạn đang giữ cho tâm trí của mình tập trung vào một việc duy nhất, giúp thư giãn đầu óc và dễ ngủ hơn.
6. Ăn uống khoa học và lành mạnh, tránh các chất kích thích
Ăn quá no hoặc để bụng quá đói cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích có thể kế đến như cà phê, rượu bia, thuốc lá, nước tăng lực,… và tránh ăn quá nhiều, tránh các thực phẩm gây nên tình trạng ợ chua như thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ uống có gas,… Đồng thời tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, sẽ hạn chế được tình trạng đi vệ sinh về đêm, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
7. Luyện tập thể dục thể thao
Vận động luôn được xem là một phương pháp tuyệt vời giúp làm giảm căng thẳng và đã được khoa học chứng minh giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là đối với những người gặp phải tình trạng mất ngủ.
Khi tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra endorphin – một chất được cơ thể sản xuất để giảm căng thẳng và giảm các cơn đau. Chất này kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể tương tự như morphin, đồng thời cũng giúp giải phóng các hormone gây căng thẳng, hỗ trợ làm giảm tình trạng lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tránh luyện tập các bài tập cường độ cao quá gần giờ đi ngủ, tốt nhất là nên luyện tập trước đó 3 tiếng.
8. Vào buổi sáng đầu ngày, hãy lên kế hoạch và ghi lại danh sách những việc cần thực hiện trong ngày
Ưu tiên xử lý những việc khiến bạn căng thẳng trước tiên, giúp bạn đối phó với tình trạng stress và dễ đi vào giấc ngủ hơn vào cuối mỗi ngày.
9. Sử dụng trà thảo mộc, trà thiên nhiên trước khi đi ngủ
Sử dụng trà nhài, trà gừng, trà hoa cúc, trà tim sen hoặc các loại trà thảo mộc đến từ thiên nhiên giúp bạn thư giãn đầu óc, làm ấm và làm dịu cơ thể, từ đó giúp bạn thoải mái và dễ ngủ hơn. Bạn hãy thử nhâm nhi một tách trà ấm nóng cùng một quyển sách ưa thích trước khi đi ngủ, và biến điều đó thành một thói quen nhỏ và cuối mỗi ngày.
10. Thường xuyên thăm khám sức khỏe và bổ sung vi chất tiền chất cần thiết cho cơ thể
Phần lớn chúng ta đều chỉ tập trung điều trị triệu chứng mất ngủ và căng thẳng, mà phớt lờ đi nguyên nhân sâu xa gây ra vấn đề này chính là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Mất ngủ do stress có nguyên nhân là do thiếu hụt nội tiết tố quan trọng đến giấc ngủ.
Cụ thể là hormone melatonin – được biết đến như một hormone giấc ngủ quan trọng giúp thông báo cho não của bạn biết khi nào cần thư giãn và đi ngủ, kết hợp cùng sự rối loạn hàm lượng các nội tiết tố quan trọng khác có thể kể đến như hormone cortisol, tiền chất hormone dhea, và nhóm nội tiết tố sinh sản quan trọng estrogen, progesterone và testosterone.
Việc cân bằng nội tiết tố từ bên trong chính là giải pháp điều trị từ chính nguyên nhân gây nên tình trạng stress căng thẳng dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mất ngủ xảy ra ở hầu hết mọi người.
Các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ, mất ngủ do stress căng thẳng gây nên, trước khi tiến hành điều trị cần có sự tư vấn chuyên sâu của bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, vì thế lời khuyên cho bạn là hãy thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa nội tiết.
Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm máu nhằm xác định đúng tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, giúp tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh mất ngủ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị bệnh mất ngủ do stress căng thẳng cho từng cá nhân một các phù hợp nhất.
VI. Phương pháp điều trị mất ngủ do stress từ nguyên nhân
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại Y viện Fortio để có những lời khuyên về giải quyết nguyên nhân chính gây nên tình trạng giấc ngủ do stress căng thẳng và các vấn đề sức khỏe. tại đây, các chuyên gia nội tiết nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất cho bạn.
Gải pháp điều trị chính nguyên nhân gây mất ngủ, giảm căng thẳng felix bằng việc cân bằng hàm lượng hormone thiếu hụt trong cơ thể.
Quy trình điều trị chuyên sâu theo quy chuẩn hiệp hội chống lão hóa hoa kỳ tại y viện fortio bao gồm 5 bước
Bước 1
– Bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn tìm hiểu nhu cầu và tham khảo các triệu chứng liên quan đến vấn đề mất ngủ do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
– Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng, đồng thời kê gói điều trị và xét nghiệm máu.
Bước 2
Tiến hành xét nghiệm công thức máu để xác định:
– Định lượng hormone trong cơ thể.
– Những vi chất và các chỉ số sức khỏe cơ bản.
– Chỉ số ung thư (nếu cần).
Bước 3
– Bác sĩ chuyên khoa nội tiết đọc kết xét nghiệm và xác nhận chẩn đoán nguyên nhân stress, mất ngủ của khách hàng.
Bước 4
– Bác sĩ đưa ra phác đồ và chương trình điều trị stress mất ngủ bằng phương pháp cân bằng hormone sinh học tối ưu nhất.
– bác sĩ kê toa hormone cần thiết hoặc vi chất, tiền chất, giúp cải thiện sức khỏe và thúc đẩy cơ thể tự sản sinh hormone một cách tự nhiên – giúp giảm stress và cân bằng giấc ngủ.
Bước 5
– Y tá thường xuyên nhắn tin, kết hợp gọi điện thoại nhằm theo dõi quá trình điều trị, uống thuốc và các tác dụng phụ (nếu có).
– Nếu có bất kỳ câu hỏi hay tình trạng sức khỏe, y tá sẽ báo cáo ngay và bác sĩ sẽ trực tiếp trả lời chính thức với khách hàng.
nếu không thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ không thể giải quyết hiệu quả nguyên nhân và tình trạng bệnh mất ngủ do stress và căng thẳng gây ra.
VII. Giải pháp khoa học từ AMMG – giúp cân bằng hormone một cách tự nhiên trong cơ thể
Hện nay, liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học (bioidentical hormone replacement therapy – BHRT) hay còn được gọi là trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết. Phương pháp này được biết đến là một trong những giải pháp an toàn và “tự nhiên” nhất đối với các vấn đề về nội tiết tố.
Giải pháp dựa trên nền tảng khoa học của Hiệp hội chống lão hoá Mỹ – Age Management Medicine Group (AAMG). Trong suốt hơn 30 năm, ngành khoa học chống lão hóa anti-aging medicines bằng giải pháp cân bằng hormone sinh học BHRT tại Mỹ không ngừng nghiên cứu và phát triển. Hormone sinh học hiện nay được chứng nhận về mặt an toàn và hiệu quả hơn so với giải pháp cân bằng hormone tổng hợp trước đây. Hormone sinh học có cấu trúc giống hệt hormone trong cơ thể người, do vậy an toàn sử dụng lâu dài.
Giải pháp BHRT kết hợp bổ sung vi chất, tiền chất hormone hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hormone quan trọng một cách tự nhiên của cơ thể. Từ đó, mang hiệu quả về lâu về dài cho cơ thể..
Cả nam và nữ giới đều có thể sử dụng phương pháp BHRT khi nồng độ nội tiết tố giảm hoặc trở nên mất cân bằng, đặc biệt là đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, và đối với nam giới đang trong thời kỳ mãn dục nam. Liệu pháp thay thế hormone sinh học (BHRT) tại fortio giúp cơ thể chị em phụ nữ ở độ tuổi trung niên nhưng vẫn cảm giác mình đang trẻ khỏe như tuổi đôi mươi. đặc biệt, y viện Fortio là thành viên chính thức của hiệp hội chống lão hoá mỹ (AAMG).
giải pháp điều trị chính nguyên nhân gây lão hoá là mất cân bằng hormone bằng cách bổ sung các hormone thiếu hụt dựa trên kết quả xét nghiệm máu từng cá nhân theo tiêu chuẩn hiệp hội chống lão hoá mỹ (AAMG).
Từ đó, giải pháp BHRT giúp khách hàng giải quyết triệt để các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm bốc hỏa, mất ngủ, tăng cân mất kiểm soát, lão hóa da nhanh, giảm ham muốn chăn gối, khô rát âm đạo, và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa; và các vấn đề về mãn dục nam như yếu sinh lý hoặc giảm ham muốn tình dục, mất ngủ,… Đặc biệt, giải pháp không sử dụng thuốc ngủ, thuốc giảm cân gây hại gan thận, và các loại thuốc có tính chất gây nghiện chỉ giải quyết triệu chứng tạm thời, không giải quyết nguyên nhân, mang đến hiệu quả lâu dài.
Giải pháp BHRT kết hợp bổ sung vi chất, tiền chất hormone hỗ trợ cho quá trình tổng hợp hormone quan trọng một cách tự nhiên của cơ thể. Quá trình điều trị được giám sát chặt chẽ và tư vấn y khoa trực tiếp cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thay thế hormone sinh học.
Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết chống lão hóa đồng thời là giám đốc y khoa tại y viện fortio, bác sĩ Erik Fleischman đến từ mỹ, từng là cố vấn lâm sàng hiv cao cấp cho quỹ clinton, là chuyên gia đầu ngành chuyên nghiên cứu và điều trị các căn bệnh truyền nhiễm. Bác sĩ Erik Fleischman sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị cho nhiều bệnh nhân trên khắp các châu lục gặp phải các căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm bao gồm hiv, ebola, sars, mers,…
Erik Fleischman (Hoa Kỳ)
Chuyên gia nội tiết chống lão hoá cho các ngôi sao hollywood.
Lưu ý: Giải pháp cân bằng hormone sinh học hay còn được gọi là điều trị trẻ hoá nội sinh – cân bằng nội tiết tại fortio không phải là thực phẩm chức năng.
Lời kết
Mất ngủ kéo dài do stress căng thẳng không chỉ khiến tâm trí bực bội mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. phần lớn chúng ta đều chỉ tập trung điều trị triệu chứng mất ngủ và căng thẳng, mà phớt lờ đi nguyên nhân sâu xa gây ra vấn đề này chính là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. do đó, khi bạn đã và đang có dấu hiệu mất ngủ và stress căng thẳng kéo dài, hãy mạnh dạn tìm đến các cơ sở thăm khám uy tín để được tư vấn chuyên sâu và điều trị theo liệu pháp an toàn.
Liên lạc HOTLINE 0938.939.981 để được tư vấn ngay hôm nay!
FORTIO AMERICAN ANTI-AGING MEDICAL CENTER (AAMC) – (Địa chỉ: TẦNG 3, TOÀ NHÀ BITEXCO, SỐ 2 HẢI TRIỀU, TP HCM)
Website truy cập: Fortioaamc.com
Instagram: Instagram.com/fortioaamc
Youtube: Youtube.com/channel/fortio
#Canbanghormonesinhhoc #FORTIOAmericanAntiagingMedicalCenter #FortioAAMC
Dr. Erik Fleischman - Mỹ - Giám đốc Y khoa tại Y viện chống lão hóa FORTIO
Bài viết:
Nguồn: Fortio American Anti-Aging Medical Center/ Ảnh: shutterstock