giảm stress

Fortio Clinic mách bạn 7 bí kíp giảm stress hiệu quả

1. Bài tập hít thở

giảm stress

Có thể bạn chưa biết, não có thể sử dụng đến 20% lượng oxy của toàn cơ thể. Và khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn là tín hiệu dự báo rằng lượng oxy ở não đang thấp, bạn cần phải hít thở thật sâu 3 – 5 hơi để cân bằng lại lượng oxy trong não. Để đạt được hiệu quả, bạn nên giữ đầu óc trống rỗng, không suy nghĩ lan man và tập trung toàn bộ cho phần bụng dưới để hít thở thật sâu.

2. Chườm khăn ấm

Bạn có thể làm giảm tình trạng stress kéo dài bằng cách chườm khăn ấm lên mặt, thả lỏng bản thân và thư giãn vài phút. Thói quen này nếu được duy trì, không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng, còn làm giảm thâm quầng mắt.

Bạn có thể chườm khăn mỗi ngày nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi và mất năng lượng. Ngoài ra, bạn có thể chườm 1-2 lần liên tục để giảm quầng thăm và sung mí mắt.

3. Ngủ đủ giấc

cách giảm stress

Một nghiên cứu năm 2010 tại Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, ngủ đủ giấc không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn làm giảm căng thẳng. Ngủ không đủ giấc và stress có liên hệ với nhau vì nếu bạn luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi sẽ dễ làm bạn mất ngủ và ngủ không đủ giấc lại khiến bạn uể oải, thiếu sức sống vào hôm sau.

4. Trò chuyện

Đây là liệu pháp tâm lý được các chuyên gia khuyến khích sử dụng như một công cụ xả stress. Bạn có thể tìm đến các chuyên viên hoặc nhà trị liệu tâm lý để chia sẻ vấn đề của mình để nhận được lời khuyên. Hoặc bạn có thể chia sẻ với người thân hay bạn bè mà mình tin tưởng để giảm bớt những lo lắng và suy tư.

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị lo lắng và giảm stress nhưng tất cả đều có chung mục đích là giúp người thường xuyên bị stress, trầm cảm vì mất ngủ, căng thẳng đối mặt với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực từ đó thay đổi tích cực hơn.

mất cân bằng hormone
Trắc nghiệm nhanh kiểm tra bạn có bị mất cân bằng hormone hay không?
FORTIO Clinic mang đến những câu hỏi trắc nghiệm nhanh giúp bạn xem xét mình có nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân bằng hormone hay không?

5. Tập thể dục

làm gì để giảm stress

Theo kết quả các nghiên cứu, tập thể dục có thể đốt cháy hormone cortisol (hormone stress). Loại hormone này rất nguy hiểm, nếu tăng cao có thể làm tăng huyết áp, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Đồng thời, tập thể dục có thể kích thích tuyến yên của não bộ giải endorphins giúp hạn chế những tác động tiêu cực của stress. Bạn nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần và tăng cường hoạt động các cơ bắp ở các nhóm cơ như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay.

6. Bớt phàn nàn

Phàn nàn, than thở về những gì khiến bạn căng thẳng có vẻ như một ý tưởng tốt, nhưng lúc nào cũng phàn nàn về những chuyện khiến bạn lo lắng sẽ làm bạn không thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực và làm tình trạng stress kéo dài hơn.

Thay vào đó, bạn nên cười nhiều hơn và suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực. Một nghiên cứu tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm hormone cortisol, những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm.

7. Làm mới chính mình

xả stress

Để làm giảm tình trạng stress, bạn nên thử bắt đầu thay đổi bản thân bằng những điều nhỏ như thay đổi phong cách ăn mặc, thử một kiểu tóc mới, làm những việc đã viết ra trong “to-do list” nhưng vẫn chưa có cơ hội thực hiện.

Có thể những thay đổi này sẽ giúp bạn có được những suy nghĩ tích cực về cuộc sống và làm giảm hormone cortisol một cách đáng kể.

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Joie
Nguồn: Fortio American Anti-Aging Clinic/ Ảnh: shutterstock