21. Giống như lái xe khi say rượu, lái xe khi mệt mỏi có thể dẫn đến tai nạn xe hơi
Lái xe khi buồn ngủ cũng nguy hiểm ngang với lái xe khi say rượu. Các phi công, tài xế xe tải, cư dân y tế … cần phải tỉnh táo trong thời gian làm việc.
22. Mệt mỏi liên quan đến tình trạng đi tiểu nhiều
Khi con người ngủ, cơ thể sẽ làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu bình thường của nó. Tuy nhiên, khi họ thiếu ngủ, điều đó sẽ không xảy ra. Điều này được các nhà nghiên cứu gọi là “sản xuất nước tiểu dư thừa về đêm”.
23. Bạn cần ngủ để cơ bắp khỏe hơn
Mất ngủ gây ra thay đổi nội tiết tố làm cho cơ thể khó khăn hơn trong việc xây dựng cơ bắp và chữa lành. Điều này làm cơ khó khăn hơn khi phục hồi từ những tổn thương cơ bắp gây ra bởi tập thể dục. Tình trạng có thể nguy hiểm hơn khi đây là những liên kết đến teo cơ.
Các nghiên cứu khác cho rằng ngược lại cũng đúng. Trong khi ngủ, cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng và chữa lành tổn thương. Đó là lý do tại sao những người tập thể dục luôn khuyến khích việc ngủ đủ giấc có thể khiến cơ thể vào dáng nhanh hơn.
24. Buồn ngủ gây khó khăn khi đối phó với các cơn đau
Những người bị đau – đặc biệt là những người bị đau mãn tính – có xu hướng không ngủ đủ giấc. Điều này đồng nghĩa với việc các cơn đau có thể đánh thức con người vào ban đêm và gây khó ngủ cho nhóm người này. Gần đây, các nhà nghiên cứu bắt đầu tiên đoán liệu thiếu ngủ có thực sự gây đau hoặc làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể đối với đau đớn.
25. Mệt mỏi dẫn đến các vấn đề tiêu hóa
Mất ngủ thường xuyên dễ phát triển các bệnh viêm ruột và hội chứng ruột kích thích, ảnh hưởng đến khoảng 10-15% dân số Bắc Mỹ. Bệnh nhân bị bệnh Crohn đã được tìm thấy khả năng tái phát gấp đôi khi họ không ngủ đủ giấc.
26. Mất ngủ khiến con người bị đau đầu
Các nhà khoa học chưa biết chính xác lý do tại sao thiếu ngủ dẫn đến đau đầu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm ra mối liên kết giữa mất ngủ và đau đầu trong hơn 1 tthế kỷ qua. Chứng đau nửa đầu có thể được kích hoạt bởi những đêm không ngủ. Một nghiên cứu cho thấy 36-58% những người bị ngưng thở khi ngủ cho biết họ gặp những cơn đau đầu buổi sáng sau khi thức dậy.
27. Gián đoạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn. Điều này có thể làm trầm trọng bệnh hen suyễn, viêm khớp và bệnh tim mạch.
Chu kỳ giấc ngủ hoặc đồng hồ sinh học của cơ thể không chỉ xác định khi con người đang mệt mỏi hoặc tỉnh táo, mà nó cũng ảnh hưởng đến chức năng của mỗi tế bào trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu tìm ra gián đoạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến các tế bào chống viêm. Điều này có thể giải thích tại sao những người mệt mỏi thường gặp nhiều vấn đề từ bệnh viêm, bao gồm hen suyễn, viêm khớp, đa xơ cứng và bệnh tim mạch.
28. Nếu ngáy ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ gây gián đoạn giấc ngủ, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Ngáy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang đối phó với tình trạng ngưng thở khi ngủ. Điều này còn có thể hiểu là rối loạn giấc ngủ có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ theo thời gian. Nó gây ra bởi luồng không khí giảm, có thể làm căng tim và gây ra các vấn đề về hệ tim mạch. Tình trạng này cũng liên quan mật thiết đến tình trạng tăng cân.
29. Ngủ kém làm gián đoạn hoạt động di truyền. Điều này lý giải cho các rủi ro về sức khỏe của việc nghỉ ngơi quá ít.
Nghiên cứu năm 2013 lý giải tại sao giấc ngủ gắn liền với rất nhiều khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Ngủ kém thực sự phá vỡ hoạt động di truyền bình thường.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tham gia nghiên cứu ngủ ít hơn sáu tiếng mỗi đêm trong suốt một tuần. Hệ quả là hơn 700 gen của họ không hoạt động bình thường. Bao gồm một số gen giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch và căng thẳng.
Một số gen thường theo chu kỳ hàng ngày (circadian) ngừng hoạt động. Trong khi nhóm gen khác không hoạt động theo chu kỳ thì lại bắt đầu hoạt động. Ngủ không đủ trong vòng 1 tuần làm cho một số hoạt động di truyền của bị mắc kẹt. Hay thậm chí hoạt động không theo tổ chức.
30. Những người không ngủ đủ giấc có nhiều khả năng tử vong bất cứ lúc nào!
Nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc. Đặc biệt, ngủ ít hơn 7 hoặc 8 tiếng mỗi đêm có thể gây tử vong trong một khoảng thời gian nhất định.
Tất cả chúng ta đều sẽ đến lúc phải chết, nhưng ngủ quá ít – hoặc thậm chí là ngủ quá nhiều gia tăng khả năng tử vong sớm hơn bao giờ hết.
Sụt giảm hormone tự nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Trên thực tế, hàm lượng hormone tự nhiên cũng sẽ sụt giảm khi con người già đi. Đây cũng là một trong những lý do của “chứng mất ngủ hay khó ngủ” ở người trưởng thành; đặc biệt là độ tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất ngủ và stress kéo dài là do mất cân bằng hormone. Bao gồm nhóm 3 hormone sinh sản, Cortisol và Melatonin. Đặc biệt khi phụ nữ bắt đầu bước qua độ tuổi trung niên và giai đoạn tiền mãn kinh.
- Nhóm 3 hormone sinh sản: estrogen, progesterone & testosterone
Tiền mãn kinh làm suy giảm estrogen, progesterone và testosterone. Điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ. Testosterone tăng khả năng chịu dựng stress và giảm lo âu, áp lực. Nó cũng giúp mang đến năng lượng và sự chịu đựng, và tâm trạng phấn khởi. Thiếu hụt Testosterone khiến cơ thể mệt mỏi từ sáng đến tối. Bạn cũng có thể mất tự tin và dễ bị áp lực. Từ đó, bạn dễ lo âu và cảm xúc thái hóa, giấc ngủ chập chờn, và giảm trí nhớ.
Cortisol
Cortisol tăng cao báo rằng cơ thể chúng ta đang căng thẳng, lo âu, chấn thương và nên ngừng lại. Cortisol thực tế chính là hormone chống lại và kiểm soát tình trạng stress. Nếu cortisol sản sinh ra quá mức & không đúng lúc gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Điều này khiến cơ thể hoạt động không ngưng nghỉ. Kết quả gây khó ngủ về đêm và mệt mỏi hơn vào ban ngày.
Melatonin
Môi trường làm việc căng thẳng, tiếng ồn đô thị, ô nhiễm môi trường, sự tiếp xúc thường xuyên với sóng điện từ từ các thiết bị điện tử đã ảnh hưởng tới việc bài tiết Melanonin. Đây là hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tùng trong não. Hormone này giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của cơ thể. Sự tiết Melatonin giảm dần theo độ tuổi trong quá trình lão hóa. Từ đó, mất ngủ hoặc ngủ không sâu ngày càng trở nên nặng hơn khi bạn trên 40 tuổi.
Cân bằng hormone sinh học là một trong những giải pháp giúp con người bổ sụng lại hàm lượng hormone bị mất. Từ đó, mang đến cuộc sống vui khoẻ và trẻ đẹp từng ngày.
Lưu ý: Việc tự ý bổ sung hormone sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Đặc biệt, nguy hiểm đến nhiều chức năng cơ thể và sức khỏe nói chung. Sử dụng hormone phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Những người có mức độ am hiểu chuyên sâu cùng nhiều năm kinh nghiệm về nội tiết chống lão hóa.
Đăng ký tư vấn tiền mãn kinh cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết Fortio tại đây
Liên lạc HOTLINE 0938.939.981 để được tư vấn ngay hôm nay!
FORTIO AMERICAN ANTI-AGING MEDICAL CENTER (AAMC) – (Địa chỉ: TẦNG 3, TOÀ NHÀ BITEXCO, SỐ 2 HẢI TRIỀU, TP HCM)
Website truy cập: Fortioaamc.com
Instagram: Instagram.com/fortio
Youtube: Youtube.com/channel/fortio
#Canbanghormonesinhhoc #FORTIOAmericanAntiagingMedicalCenter #FortioAAMC
Bài viết: Nhu Huynh
Nguồn: Fortio American Anti-Aging Clinic/ Ảnh: shutterstock