cúm mùa

Liệu mọi người đã bỏ quên cúm mùa trong mùa dịch Covid – 19

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, người người nhà nhà đổ xô tìm kiếm thông tin về đại dịch lần này. Tuy nhiên, cúm mùa – một loại cúm con người dễ dàng mắc phải và thường xuyên hơn thì mọi người không lưu ý đến. Trong khi đó, giai đoạn giao mùa như khí hậu Việt Nam hiện tại, cúm mùa cũng là căn bệnh phổ biến mà mọi người nên lưu tâm. Làm sao để tăng cường miễn dịch đúng cách và an toàn cho sức khoẻ?

I. Tại sao cần hiểu đúng về cúm mùa?

Vì diễn biến triệu chứng của cúm mùa có nhiều điểm tương đồng với dịch Covid-19. Hiểu đúng về từng loại cúm không chỉ giúp ích cho bản thân, mà còn là cách bảo vệ gia đình và cộng đồng tốt nhất.

II. Triệu chứng của bệnh cúm mùa

cúm mùa

Triệu chứng cúm mùa có nhiều điểm tương đồng với covid-19 bao gồm: hắt hơi, ho khan, đau nhức cơ thể, đau họng, … Hơn thế, cúm mùa cũng có thể chuyển biến nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt, những người có bệnh nền mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch thì nguy cơ cúm chuyển biến nặng là rất cao. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu.

III. Cơ chế lây nhiễm cúm mùa

bệnh cúm mùa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm mùa là loại bệnh do virus cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người sang người. Cơ chế lây nhiễm cúm mùa thông qua các tia nước bọt bắn ra khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng, và mặt. Vì thế, tăng cường miễn dịch thật sự quan trọng trong cuộc sống thường ngày, không chỉ riêng đại dịch lần này. Một lần nữa, đại dịch như lời nhắc nhở cộng đồng về tầm quan trọng của tăng cường miễn dịch.

IV. Biện pháp phòng ngừa cúm mùa

• Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc các bề mặt công cộng như tay nắm cửa, nhà vệ sinh chung,…;

• Bác sĩ khuyến cáo nạp đủ hàm lượng vitamin C và vitamin nhóm B để tăng cường sức đề kháng và trao đổi chất cho cơ thể;

• Không chạm tay lên mặt, không tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể;

• Giữ cổ họng ẩm, uống nước thường xuyên;

• Nâng cao thể dục thể thao, để cơ thể bài tiết tốt hơn, cũng như nâng cao sức khoẻ.

V. Nạp vitamin liều cao như thế nào mới an toàn?

bệnh cúm mùa

Trên thực tế, việc cơ thể tiếp nhận hàm lượng vitamin hay khoáng chất liều cao cần thông qua chuẩn đoán sơ bộ của bác sĩ chuyên khoa. Những chuyên gia điều trị về bệnh truyền nhiễm sẽ có đủ kinh nghiệm để quyết định phác đồ điều trị. Nghiên cứu chỉ ra, nạp hàm lượng vitamin liều cao trực tiếp vào máu sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn, và giảm áp lực lên gan. Thông qua truyền IV tĩnh mạch và giải pháp chống oxy hoá, các tế bào bạch cầu và tế bào miễn dịch trong cơ thể đạt hiệu suất cao nhất. Từ đó, tạo nên hàng rào bảo vệ kiên cố cho cơ thể trước những tác nhân xâm hại từ bên ngoài.

Bác sĩ khuyên dùng, cá nhân nên sử dụng dịch vụ truyền dịch từ 1-2 lần/ tuần để cung cấp đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất liều cao, tăng cường miễn dịch ngay lập tức.

Liên lạc HOTLINE 0938.939.981 để được tư vấn ngay hôm nay!

FORTIO AMERICAN ANTI-AGING MEDICAL CENTER (AAMC) – (Địa chỉ: TẦNG 3, TOÀ NHÀ BITEXCO, SỐ 2 HẢI TRIỀU, TP HCM)

Website truy cậpFortioaamc.com

Instagram: Instagram.com/fortio

Youtube: Youtube.com/channel/fortio

#Canbanghormonesinhhoc #FORTIOAmericanAntiagingMedicalCenter #FortioAAMC

Nhóm thực hiện

Bài viết: Như Huỳnh
Nguồn: Fortio American Anti-Aging Medical Center/ Ảnh: shutterstock